Tin liên quan

>> Dạy thêm theo kiểu "Ép buộc tự nguyện"

>> Bắt buộc học thêm để lên lớp

>> Dạy học sinh theo chuẩn ép buộc

 

Đó là nhận định của TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM tại chương trình tư vấn “Đại học không phải là con đường duy nhất”. Tâm lý của nhiều bậc phụ huynh hiện nay là muốn làm thầy chứ không muốn làm thợ nên áp đặt con em mình phải thi vào ĐH, CĐ.

“Hiện nay chúng ta mới chỉ… ‘tạm’ phân luồng được HS sau phổ thông. Nghĩa là chỉ những HS thi rớt ĐH, CĐ mới chấp nhận học TCCN, TCN. Thực tế, công tác này phải làm từ sau khi HS hoàn thành bậc THCS thì mới hiệu quả”, TS Nguyễn Đức Nghĩa, phân tích.

 

Thà thi lại đại học chứ không chịu học nghề, Trường dạy nghề, trường dạy nghề việt úc, trường dạy nghề minh đan, các trường dạy nghề tại tphcm, trường dạy nghề thanh xuân, trường dạy nghề hoa sữa, trường dạy nghề hùng vương, trường dạy nghề số 7, trường dạy nghề số 7 quân khu 7, giao duc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh

Chậm và không mấy hiệu quả

Sở dĩ công tác phân luồng hiện nay diễn ra khá chậm và không hiệu quả là bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật có hai nguyên nhân chính sau: Trước hết là do tầm vóc HS chúng ta hiện nay khá nhỏ bé nên khi mới hoàn thành bậc THCS mà đã ép chuyển qua học nghề thì… quá tội nghiệp. Thứ hai, tâm lý của nhiều bậc phụ huynh hiện nay là muốn làm thầy chứ không muốn làm thợ nên áp đặt con em mình phải thi vào ĐH, CĐ. Do vậy, khi các em hoàn thành bậc THCS nếu không đủ điểm vào các trường công lập thì phụ huynh sẽ chuyển hướng cho con em mình học các trường dân lập cốt sao cho hoàn thành bậc THPT rồi thi vào ĐH, CĐ.

“Cũng bởi tâm lý này khiến cho các em phải chật vật hoàn thành bậc phổ thông, sau đó cố gắng thi ĐH, CĐ. Khi nào không thể thi đậu được mới chuyển hướng qua học nghề. Lúc này bản thân các em và gia đình đã tốn không ít thời gian và tiền bạc”, TS Nghĩa giải thích.

Cũng theo ông Nghĩa, một nguyên nhân khiến cho công tác phân luồng sau THPT không mấy hiệu quả là bởi tỉ lệ tốt nghiệp THPT mấy năm gần đây không thực chất. Có tỉnh hầu như 100% tốt nghiệp nên tạo tâm lý không tốt cho các em HS và phụ huynh khi muốn “thử sức” thi vào ĐH, CĐ chứ không muốn chọn học nghề. “Là một chuyên gia công tác lâu năm trong lĩnh vực giáo dục, tôi khuyên các em HS nên hiểu đúng bản thân mình để chọn đúng nghề. Đừng ‘thả mồi bắt bóng’ mà lỡ dở tương lai”, ông Nghĩa khuyên.

Đồng quan điểm, Th.S Nguyễn Công Danh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Việt Khoa, băn khoăn: “Bởi tâm lý chuộng thầy hơn chuộng thợ nên cơ cấu lao động và ngành nghề Việt Nam hiện nay khá chênh nhau với thực tế nhu cầu tuyển dụng. Nhiều SV ĐH ra trường hiện nay không tìm được việc làm trong khi nhu cầu công việc ở lĩnh vực công nhân kỹ thuật lại rất thiếu”. Dẫn chứng về điều này, thầy Danh cho biết: “Ở các nước tiên tiến, cơ cấu lao đông gồm: 1 ĐH, 4 trung cấp và 10 CNKT. Trong khi đó tại Việt Nam cơ cấu này gồm: 1 ĐH, 1,16 trung cấp và 0,95 CNKT. Với cơ cấu lao động này, khó có thể chúng ta đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước được. Đó là chưa kể trước mắt, tình trạnh thừa thầy mà thiếu thợ đang xảy ra ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau”.

Đường vòng cũng tới đích

Tại thời điểm này, những thí sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ và đặc biệt không đủ điểm sàn cần bình tĩnh để chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM thì: “Thời điểm này, con đường học nghề sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả. Với hệ thống các trường nghề, TCCN được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và giảng viên thì môi trường đó hoàn toàn giúp bạn trẻ có một hành trang nghề nghiệp vững chắc cho tương lai”.

Cũng theo ông Nghĩa, bên cạnh hệ thống đào tạo ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT cấp bằng, còn có hệ thống đào tạo nghề do Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp bằng, với rất nhiều ngành nghề được các nhà tuyển dụng săn đón. Do học nghề được thực hành nhiều nên doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại - điều mà họ phải tốn khá nhiều thời gian đối với phần lớn sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ. Đặc biệt, mọi sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo nghề, TCCN hiện nay đều có cơ hội học liên thông để lấy bằng Đại học chính quy do Bộ GD-ĐT cấp.

Ngoài cơ hội thi liên thông, HS theo học chương trình CĐN, TCCN, TCN sẽ có cơ hội việc làm rất cao khi ra trường bởi lẽ những ngành học bậc này được các trường xây dựng dựa trên nhu cầu việc làm thực tế của thị trường lao động; trong đó có những ngành nghề đang rất “hot” hiện nay như: Dược, Điều dưỡng, Kế toán, Quản trị mạng; Bác sĩ máy tính… Theo một chuyên gia dự báo nguồn nhân lực phía Nam, nhiều đơn vị tuyển dụng hiện nay đang nhắm tới đội ngũ công nhân kỹ thuật nhiều hơn là cử nhân ĐH bởi lẽ đội ngũ này rất thạo về chuyên môn nên họ không phải ‘cầm tay chỉ việc’, vừa tốn thời gian và tiền bạc để đào tạo lại.

“Đại học không phải là con đường duy nhất” là chương trình thường niên nằm trong chuổi chương trình “Cùng bạn quyết định tương lai” do Báo Giáo dục TP.HCM, Công ty Truyền thông Giáo dục Sáng tạo phối hợp cùng Đài PTTH tỉnh Long An phối hợp tổ chức với sự tham gia tư vấn của Đại diện ĐHQG TP.HCM cùng các trường CĐN, TCCN và TCN tại TP.HCM và Long An như: Trường Trung cấp Bến Thành, Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á, Trung cấp Kinh tế-Kỹ Thuật Long An, Trung cấp Kinh tế Công nghệ Việt Khoa, Cao đẳng nghề LaDec, Cao đẳng Nghề ISpace…

>> Đại học có phải là tất cả

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Giaoduc)