Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay là các trường có thể sử dụng môn thi chính nhân hệ số 2 để xác định điểm sàn.

Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2014. Điều lưu ý trong kỳ thi năm nay là Bộ GD-ĐT lựa chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá trong đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nên kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ được coi là kỳ thi có nhiều thay đổi so với những năm trước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) tiết lộ những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.

Số hồ sơ “ảo” giảm đáng kể

PV: Xin ông cho biết tổng số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ và chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường năm nay như thế nào?

PGS.TS Mai Văn Trinh: Số hồ sơ đăng ký dự thi khối ĐH năm 2014 là gần 1,2 triệu hồ sơ (chiếm tỷ lệ 82%), khối CĐ là 258.227 hồ sơ (chiếm tỷ 18%). Như vậy, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 là hơn 1,4 triệu hồ sơ. So với năm 2013, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm nay giảm 17%. Tuy nhiên, số liệu này chưa bao gồm số lượng thí sinh nộp trực tiếp vào các trường ĐH, CĐ và các trường thuộc khối Công an, Quân đội. Con số này năm 2013 là 400.000 hồ sơ.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ tương đối ổn định, chỉ có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi là giảm. Thí sinh đăng ký dự thi đã biết chọn trường phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân. Như vậy, việc giảm hồ sơ ở đây là hồ sơ ảo.

Nếu như năm 2013, một học sinh nộp 2 hồ sơ. Năm nay, tỷ lệ này là một học sinh nộp 1,7 hồ sơ. Việc giảm số lượng hồ sơ ảo đã cho thấy, công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp ở các trường THPT năm nay tốt hơn năm trước.

Năm nay, khối ngành Quản trị và Kinh tế chiếm tỷ lệ hồ sơ tương đối cao (chiếm khoảng 21%); khối ngành Khoa học, Giáo dục và Sức khỏe chiếm khoảng 11%.

PV: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi đang được Bộ GD-ĐT triển khai như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Mai Văn Trinh: Các khâu chuẩn bị cho kỳ thi đã và đang được Bộ GD-ĐT cùng các địa phương, các trường ĐH, CĐ thực hiện đúng kế hoạch một cách bài bản, chi tiết. đáp án đề thi đại học môn Toán khối A năm 2014

Bộ GD-ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra đi kiểm tra công tác bảo mật đề thi và coi thi tại các địa phương. Trong đó, Ban chỉ đạo thi Quốc gia sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất, không báo trước ở các Hội đồng thi. Những trường tuyển sinh riêng thì công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được chú trọng hơn.

Các hoạt động thanh tra trong kỳ thi không chỉ nhằm đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc mà còn kịp thời phát hiện những sai phạm để có phương hướng khắc phục nhanh chóng.

Các trường được tự chủ có nhiều phương thức tuyển sinh

PV: Ông có thể cho biết những thay đổi căn bản của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay?

PGS.TS Mai Văn Trinh: Đối với kỳ thi theo phương thức 3 chung (chung ngày thi, chung đề và chung kết quả xét tuyển) sẽ không có nhiều thay đổi so với những năm trước.

Xét tuyển là một trong những hình thức tiếp nhận sinh viên ở các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh việc xét tuyển, năm nay các trường ĐH, CĐ có thể tự chủ trong tuyển sinh theo phương thức: thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Dù theo hình thức nào thì các trường ĐH, CĐ vẫn phải đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào. Thí sinh được tuyển chọn cũng phải đảm bảo trình độ thì mới có thể học tập ở trường. điểm thi đại học 2014 Bộ GD-ĐT sẽ quy định ngưỡng tuyển sinh để các trường ĐH, CĐ lấy đó làm căn cứ tuyển chọn sinh viên theo phương thức lấy từ cao xuống thấp đến lúc đủ chỉ tiêu đã được phê duyệt.

Có thể sử dụng môn thi nhân hệ số 2 để xác định điểm sàn

PV: Từ năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ có nhiều mức điểm sàn để xét tuyển thí sinh trúng tuyển vào trường ĐH, CĐ. Xin ông cho biết những tiêu chí để đưa ra các mức điểm sàn khác nhau nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường?

PGS.TS Mai Văn Trinh: Nếu như những năm trước, Bộ GD-ĐT chỉ quy định 1 mức điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường ĐH, CĐ có những tiềm lực, kinh nghiệm, nguồn lực, các ngành nghề đào tạo rất đa dạng, phong phú và khác nhau. Do đó, nếu chúng ta chỉ quy định 1 mức điểm sàn thì chưa thực sự linh hoạt và phù hợp với những yếu tố trên.

Vì thế, năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ có cách thức mới để xây dựng điểm sàn. Theo đó, sẽ có 3 mức điểm sàn đối với khu vực ĐH và 1 mức điểm sàn đối với khu vực CĐ. Ứng với đào tạo ĐH và CĐ sẽ có 1 mức điểm sàn tối thiểu.

Trong việc xây dựng nhiều mức điểm sàn, Bộ GD-ĐT có tính đến môn thi chính. Điểm sàn sẽ được căn cứ theo tổng phổ điểm của các môn thi trong cùng một khối thi. Các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng môn thi chính nhân hệ số 2 để xác định điểm sàn của trường theo nguyên tắc là không được thấp hơn điểm trung bình mức điểm sàn cơ bản của Bộ GD-ĐT. Điều này sẽ tạo cơ hội cho cho thí sinh nào có năng lực, sở trường ở những môn học, ngành nghề nào đó đỗ hơn.

Việc quy định nhiều mức điểm sàn cũng sẽ phù hợp hơn với đẳng cấp, tiềm lực, kinh nghiệm và nguồn lực của các trường trong việc tuyển chọn thí sinh vào trường một cách linh động hơn. Đây là bước đi đầu tiên nhằm hướng tới phân tầng các trường ĐH, CĐ.

PV: Xin cảm ơn ông!./.