Mỗi bài thi đều có thang điểm chi tiết, mỗi câu hỏi đều có lời giải cụ thể, và được chấm đến từng bước tính toán, từng ý trong bài. Bởi vậy, thí sinh nên lưu ý làm bài thi cẩn thận, không nên bỏ qua các ý nhỏ, để ngoài việc thu lượm điểm số, còn có cơ hội làm tròn điểm cao hơn. Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ quy định rõ: Cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng ban Đề thi của Bộ GD&ĐT phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ GD&ĐT). Thang điểm chấm thi hiện nay với môn tự luận là thang điểm 10. Trong đó, các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm. Riêng các môn năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện.

Hiện nay, chỉ có các môn năng khiếu và ngoại ngữ mới nhân hệ số.

Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0. Bởi thế, thí sinh khi làm bài không nên bỏ sót bất cứ ý nào, bước lập luận nào trong bài, để có thể tích lũy điểm, nâng cao điểm nhờ cách tính quy tròn như hiện nay.

Ngoài ra, những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm. Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, các trường công bố điểm thi của thí sinh trên mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trên các phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất là ngày 5/8 hàng năm.

Làm tròn điểm bài thi trắc nghiệm như thế nào?

Thang điểm các môn thi trắc nghiệm là như nhau. Tuy nhiên, quy trình chấm thi đại học thực hiện theo hai bước là chấm theo thang điểm 100 sau đó quy về thang điểm 10. Khi chấm theo thang điểm 100 thì sẽ là 2 điểm/ câu. Điểm chấm theo thang 100 giữ nguyên nên chắc chắn không thể có điểm lẻ. Do đó việc xuất hiện điểm lẻ là do quy đổi từ thang điểm 100 sang thang điểm 10. Việc quy đổi và làm tròn theo 0,25; 0,5; 0,75 hoàn toàn do máy tự động làm. Việc quy đổi dựa trên khoảng dao động của câu hỏi đúng trong bài làm của thí sinh.

Ví dụ: Thí sinh làm toàn bài có 1 câu đúng thì sẽ được 2 điểm/ thang 100 nhưng khi quy đổi sang thang 10 thí sinh này sẽ được 0,25 điểm. Thí sinh làm đúng hai câu sẽ được 0,45;... điểm thi đại học Theo ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục khảo thí thì với hình thức quy đổi này sẽ công bằng cho thí sinh hơn. Thí sinh có thể tham khảo cách xử lý kết quả 2 lần chấm thi độc lập dưới đây để hiểu rõ quy trình chấm thi ĐH, CĐ.

Tình huống
Cách xử lý
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần bằng nhau hoặc lệch nhau:
  • Dưới 0,5 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
  • Từ 0,5 đến dưới 1,0 điểm đối với môn khoa học xã hội. Hai cán bộ chấm thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài lệch nhau:

  • Từ 0,5 đến 1,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
  • Từ 1,0 đến 1,5 điểm đối với môn khoa học xã hội.

 

Hai cán bộ chấm đối thoại và báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm, sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài lệch nhau:
  • Trên 1,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
  • Trên 1,5 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

Xử lý kết quả 3 lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất là:
- Đến 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Đến 2,5 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất là:
- Trên 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Trên 2,5 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.

 

 

Theo Hocmai.vn