Bỏ việc phải bồi hoàn học bổng

Theo quyết định 05 ngày 15-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công dân VN ra nước ngoài học tập (có hiệu lực từ ngày 10-3), có những người đi học nước ngoài được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ ngân sách nhà nước thông qua các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hoặc học bổng trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa VN với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế. Những trường hợp này nếu lưu ban, không hoàn thành chương trình đào tạo của kỳ học, năm học theo yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc bị phía nước ngoài ngừng cấp học bổng thì trong thời gian lưu ban, thời gian phải học lại, thi lại sẽ không được hưởng học bổng của ngân sách nhà nước. Việc cấp tiếp học bổng nhà nước do người có thẩm quyền quyết định sau khi lưu học sinh có kết quả các môn phải học lại, thi lại đạt yêu cầu hoặc được phía nước ngoài tiếp tục cấp học bổng.

 

Quy định về bồi hoàn học bổng hết hiệu lực

 

Quy định về bồi hoàn học bổng hết hiệu lực


Lưu học sinh nhận học bổng phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo trong các trường hợp sau đây:

a) Không tham gia khóa học khi đã đăng ký nhập học và đã được cấp kinh phí đào tạo.

b) Tự ý bỏ học, thôi học trong thời gian được cử đi đào tạo.

c) Không được cấp văn bằng, chứng nhận đã hoàn thành khóa học, trừ trường hợp bất khả kháng.

d) Bị đuổi học hoặc trục xuất về nước.

đ) Bỏ việc hoặc tự ý thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo quy định hiện hành.

Không được sử dụng hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân

Theo quyết định 58/2012 của Thủ tướng, từ ngày 1-3 người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không được sử dụng hộ chiếu đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Các quy định này dự kiến áp dụng đối với người học chương trình đào tạo trong nước thuộc các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước cấp chi phí đào tạo; người học chương trình đào tạo ở nước ngoài thuộc các chương trình, đề án, dự án, Hiệp định được cấp chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước. Không áp dụng đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển.

 

Luật sẽ khởi kiện nếu học viên không bồi hoàn học bổng

Quy định bồi hoàn học bổng trước đây

Dự thảo quy định rõ 2 trường hợp phải bồi hoàn gồm: 1- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, các đối tượng trên không chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước; 2- Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định mà tự ý bỏ việc.

Về thời gian làm việc theo sự điều động của nhà nước, dự thảo nêu: Người học theo học trình độ cao đẳng, trình độ đại học sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước gấp 2 lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.

Còn người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước gấp 2,5 lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.

Về chi phí bồi hoàn, dự thảo quy định người học phải bồi hoàn học phí và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp. Chậm nhất trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người học có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bồi hoàn không giải quyết các chế độ, chính sách và có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

Kenhtuyensinh

Nguồn: Tổng hợp