Nhờ đó, trẻ dễ dàng bộc lộ thiên hướng, phát huy tối đa năng lực của bản thân, phát triển tính tự tin, tự lập và khả năng sáng tạo phong phú.
- Phương pháp giáo dục: Trẻ được giáo dục bằng hoạt động vui chơi, vận động, âm nhạc, tạo hình, toán, khám phá môi trưòng xung quanh. … Trẻ đựơc giáo dục trên những đồ chơi do chính tay mình làm ra, cùng với nhiều phương tiện giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi. Trẻ học và trải nghiệm trong những tình huống thực của cuộc sống hàng ngày .
- Hình thức giáo dục: Trẻ được học theo những nhóm nhỏ (3- 5 trẻ/ nhóm/ cô giáo), theo những hình thức thông minh nổi trội của từng trẻ. Môi trường học thân thiện và mở, tạo cơ hội cho trẻ tự thể hiện được nhiều nhất, cô giáo chăm sóc được tới từng trẻ.
* Phổ thông
Phương pháp dạy-học ở Dream House hướng tới việc cung cấp kỹ năng học hiệu quả cho học sinh. Đồng thời với việc tiếp thu được kiến thức, học sinh hiểu được mối liên quan giữa các lĩnh vực của các môn học và quan hệ của chúng với thế giới bên ngoài trường học. Học sinh đóng vai trò tích cực, chủ động trong việc học, tự nghiên cứu bài trước, thảo luận nhóm và thuyết trình trước lớp. “Học tích cực – Active learning” là tâm điểm trong phương pháp giáo dục của Dream House.
“Học tính cực – Active learning” là một thuật ngữ rộng bao gồm một loạt những khái niệm như học phám khá, học qua kinh nghiệm và học theo yêu cầu. Những hệ thống này tận dụng được một loạt những thủ thuật và hoạt động nhằm giúp học sinh đóng vai trò tích cực trên lớp học, qua đó thúc đẩy quá trình học tạo ra động cơ học tập lớn hơn, nhớ lâu hơn và hiểu bài sâu hơn.
Giáo viên phát huy tối đa vai trò của học sinh trong quá trình học bằng cách tạo ra những thử thách, những câu hỏi khuyến khích và thử nghiệm, sửa lỗi và tạo ra các ngữ cảnh để học sinh tập trung vào trọng tâm của bài học, từ đó truyền đạt được kỹ năng, kiến thức cho học sinh, phát triển tầm nhìn và cách tiếp cận mới tạo nền tảng hoàn hảo cho các cấp học cao hơn và góp phần vào những thành công trong tương lai
Đi cùng với các ý tưởng Học Tích Cực là việc sử dụng khoảng “thời gian tái hiện” để thúc đẩy động cơ học tập. Sau mỗi hoạt động hoặc cuối mỗi bài học, học sinh thường được yêu cầu viết hai hoặc ba câu hoặc thảo luận ngắn về những gì mình vừa học, tại sao lại như thế và liệu các em có thu được những trải nghiệm hoặc những bài học gián tiếp từ hoạt động hoặc bài học đó không. (ví dụ chúng có thể tái hiện cách làm việc tập thể, các bài học đạo đức v.v...).
Các giáo viên cũng được yêu cầu sử dụng khoảng “thời gian tái hiện” này để kiểm tra kết quả của các bài học và ghi chép lại vào nhật kí hàng ngày. đây là công cụ tuyệt vời để chắc chắn rằng các giáo viên liên tục điều chỉnh các bài học để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh và mỗi một bài học đều hiệu quả.