Điểm danh những vụ "đầu độc" trẻ của ngành giáo dục 201

Năm 2012 - một năm đáng nhớ của ngành giáo dục nước nhà không chỉ bởi thành tích đạt được mà nổi bật hơn vẫn là những sai sót, yếu kém về chuyên môn sư phạm.

“Canh gà Thọ Xương” là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội?

Đầu tháng 10/2012, dư luận tranh cãi về việc 1 học trò của trường Lomonoxop viết "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Trong đó,  "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà nổi tiếng ở hồ Tây.

 

canh ga tho xuong, phieu be ngoan, sai chinh ta, loi chinh ta, cay leu, ngo doc thuc pham, xa hoi

 

Bài văn viết rất cẩu thả, sai chính tả cùng lỗi kiến thức nhưng vẫn được chấm điểm 8 cùng lời phê “có ý thức làm bài xong cần rèn chữ viết và diễn đạt nhiều hơn” khiến một phụ huynh bức xúc. Tuy nhiên khi giải trình về vấn đề này, cô giáo dạy văn Thủy của trường cho rằng mình không sai về kiến thức mà chỉ nhầm lẫn và không sửa bài thấu đáo cho học sinh nên để xảy ra lỗi về kiến thức như vậy.

Bài văn trình bày cẩu thả nhưng cô giáo vẫn chấm điểm 8

Cũng sau đó, cô đã nhận trách nhiệm về mình và sửa lại thông tin trong bài cho học sinh. Sau khi sự việc xảy ra, một cơn lốc “canh gà Thọ Xương” ập đến khiến cô không chịu được áp lực và phải xin nghỉ dạy về quê dưỡng bệnh.

Sự việc xảy ra thật đáng tiếc bởi cô Thủy là người được học sinh quý mến và có chuyên môn, sau khi cô xin nghỉ dạy, học sinh cùng ban giám hiệu nhà trường rất tiếc và mong cô sớm trở lại trường. Lãnh đạo nhà trường khẳng định cô Thủy không sai về kiến thức, tuy nhiên cô Thủy đã mắc lỗi về nghiệp vụ khi chữa bài không thấu đáo khiến một số ít học sinh hiểu lầm.

Phiếu bé ngoan của bé in hình… sex

Một phụ huynh “giật mình thon thót” khi tấm phiếu bé ngoan của con được thưởng in hình nàng tiên cá hở ti. Cháu bé vô tư khoe với cả gia đình rằng

“hôm nay con được phiếu bé ngoan nàng tiên cá có cả ti…” khiến bậc phụ huynh này vô cùng bức xúc. Phiếu bé ngoan là sản phẩm tinh thần, là món quà ý nghĩa dành cho các bé trong 1 tuần học ngoan, thế nhưng trường đã in hình phản cảm không phù hợp với lứa tuổi của bé.

Trên phiếu bé ngoan có in logo riêng của trường mầm non Thành Công A (Ba Đình, Hà Nội), khi trao đổi về vấn đề này lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ kiểm tra lại những hình ảnh được in trên phiếu bé ngoan và tịch thu những phiếu không phù hợp.

Chúng ta đang động viên và khuyến khích các lứa tuổi học sinh tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy nhưng với những hình ảnh phản cảm này một lần nữa khẳng định sự yếu kém về chuyên môn và kiến thức sư phạm vẫn còn len lỏi trong đội ngũ sư phạm.

Thảm họa lỗi chính tả trong Festival truyện tranh

Ngày 31/5/2012, Festival truyện tranh lần 3 khai mạc tại Hà Nội. Rất động các vị khách quý cùng phụ huynh học sinh tới tham dự và bàng hoàng bởi những tác phẩm được trưng bày vô số lỗi chính tả.

Một số em học sinh mê chuyện tranh cũng “nản” và thắc mắc rằng chỉ có vài trăm chữ mà sao tác giả có thể viết sai nhiều lỗi chính tả đến thế.

Đúng như vậy, thật khó có thể tin được, trong sáu trang truyện tranh vẻn vẹn 976 chữ mà có đến 45 lỗi chính tả (viết sai ký tự, sai dấu, viết tắt...). Đó là chưa kể đến những lỗi liên quan đến dấu chấm, dấu phẩy...

Giải thích cho việc này đại diện của Nhà xuất bản Kim Đồng nói, đây là những tác phẩm nguyên bản của tác giả chưa được chỉnh sửa, sau khi in Nhà xuất bản đã để nguyên bản và “quên” chú thích đây là bản phác họa của họa sĩ phía dưới bức tranh.

Rợn người với sách lớp 1 dạy làm toán bằng… cắt ngón tay

Một vị phụ huynh rợn người khi dạy con học bài trong tập sách Phép cộng trừ trong phạm vi 100, bài toán có lấy ví dụ "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay". Bên cạnh đó là hướng dẫn giải tóm tắt và hình vẽ minh họa với hai bàn tay và hai ngón trỏ, giữa của bàn tay phải bị cắt rời bỏ sang một bên. Được biết, tập sách này đã được lưu hành 10 năm trên thị trường và được ghi chú "dùng kèm với sách giáo khoa lớp 1".

Được biết đây là cuốn sách của tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7/2002, nộp lưu chiểu tháng 9/2003. Nhà xuất bản Trẻ phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100.

Giải trình về vấn đề này tác giả Hoàg Long nói vì nó đã được lưu hành hơn 10 năm trên thị trường nên ông không còn giữ bản quyền. Về phía Nhà xuất bản Trẻ thì cho rằng rất có thể đây là sách lậu.

Dù đổ lỗi cho đâu nhưng những người làm sách cần có cái “tâm” trong nghề để những thông tin được truyền tải tới người đọc phù hợp với thuần phong mỹ tục và từng lứa tuổi.

Vở luyện viết lớp 1 ngọng đến “líu lưỡi”

Trong cuốn luyện viết lớp 1 do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, nhiều người bàng hoàng và mất niềm tin bởi vở dạy chữ cho con trẻ những từ cơ bản nhất thì sai lỗi chính tả nghiêm trọng.

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba", một câu nói đầy tính giáo dục, vậy mà chẳng hiểu nhà biên tập sách sơ suất kiểu gì lại sai ngay được chữ 'dỗ' (đáng ra là chữ 'Giỗ'). Rồi 'Cây Nêu', viết thành 'Cây Lêu'...

Những lỗi chính tả ngớ ngẩn như vậy đã được xuất bản hàng nghìn bản trên toàn quốc, một trong số con trẻ đã đọc và học theo và đâu đó sẽ có trẻ viết giống như sách đã dạy. Phải chăng xã hội hiện đại, guồng máy gấp gáp nên các nhà biên tập sách cũng biên tập “ẩu” để chạy đua với thời gian và thành tích?

Cũng sau đó Nhà xuất bản Đà Nẵng đã lên tiếng xin lỗi về sự sai sót trong biên soạn, bồi thường và thu hồi những ấn phẩn sai coi như việc làm “tạ lỗi” với những sai sót trong sách.

“Sai một ly, đi một dặm” từ một lỗi nhỏ sẽ gộp lại thành lỗi lớn, có lỗi thứ nhất sẽ có lỗi thứ hai, thứ ba… tuy rằng chỉ là những sai sót nhỏ trong sách nhưng sẽ khiến rất nhiều trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp.

Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn


Kenhtuyensinh

Theo: Xahoi