Ngôi trường 120 năm mới có 1 sinh viên nam

Được thành lập năm 1892, trường Cao đẳng Norland (Norland College) nổi tiếng khắp thế giới khi cho “ra lò” các bà bảo mẫu khéo léo, ứng xử tốt và có nhiều kĩ năng đặc biệt trong việc chăm sóc trẻ em.

Đối tượng mà những bà bảo mẫu nhận chăm sóc thường là con em trong gia đình hoàng gia, con của những người nổi tiếng hoặc giới giàu có, doanh nhân trên toàn thế giới.

 

Những ngôi trường kỳ lạ nhất thế giới | Chuyện lạ có thật thế giới

 

Michael Kenny là "vú nam" duy nhất tại ngôi trường chuyên đào tạo bảo mẫu

 

Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi trường này đang có một “nam vú em” hết sức đặc biệt. Đó chính là Michael Kenny (19 tuổi). Việc tham gia thi và trúng tuyển vào ngôi trường chuyên đào tạo bảo mẫu này đã giúp Michael trở thành nam sinh viên đầu tiên và duy nhất theo học tại trường sau hơn 120 thành lập.

Ngôi trường… trong xác máy bay

Đây là ý tưởng đầy sáng tạo của “thầy hiệu trưởng” tên là Gari Chapidze. Ông đã biến chiếc máy bay chở khách Yakolev-42 cũ kỹ thành một lớp học độc đáo cho trẻ mẫu giáo ở thành phố Rustavi, Đông Nam Gruzi. Chiếc máy bay cũ được mua từ sân bay Tbilisi và vận chuyển về thành phố Rustavi.

Ở đây, máy bay được tu sửa, nâng cấp và trở thành một ngôi trường lý tưởng cho các bé mẫu giáo.

Tại lớp học kỳ lạ này, các học sinh nhí được vui chơi, đùa nghịch và có thể đóng vai phi công với hơn 1.500 nút bấm thật trên chiếc bảng điều khiển của máy bay.

Ngoài ra, trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng phong phú khi được tiếp xúc với các mặt đồng hồ và khung cảnh kỳ diệu từ cửa sổ máy bay. Theo các giáo viên, việc cho trẻ chơi trên máy bay sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh cũng như hiểu biết thêm về các vấn đề kỹ thuật.

Ngôi trường tặng thưởng cho học sinh... nói dối

Ý tưởng “kì lạ” này được áp dụng cho học sinh tại trường Perse ở Cambridge (Anh). Theo đó, bất cứ học sinh nào vi phạm nội quy đều được phép dùng "lời nói dối vô hại" để đưa ra lời bào chữa nhanh chóng và thông minh trong vòng 10 giây.

Hiệu trưởng Ed Elliott sẽ là người trực tiếp xử phạt những học sinh vi phạm, và nếu "lời nói dối vô hại" được chấp nhận những học sinh này sẽ thoát tội một cách dễ dàng. Thậm chí, một lời nói dối sáng tạo còn được hiệu trưởng trao tặng một điểm A cho phản ứng nhanh nhạy đó.

Trả lời phỏng vấn báo chí về việc áp dụng ý tưởng độc đáo này, ông Elliott cho biết: "Nói dối là một bài học lớn trong cuộc đời của mỗi người. Ai cũng sẽ phải nói dối ít nhất một lần trong đời nhưng nói dối ra sao để không gây tổn thương cho người khác, không gây hại lại là một kinh nghiệm quý giá đối với bất kỳ ai".

Ngôi trường có 1 học sinh

Ngôi trường này cao 3 tầng với 24 phòng học nhưng chỉ có duy nhất một học sinh và hai giáo viên đứng lớp. Đây được xem là hình ảnh quen thuộc của một ngôi trường tiểu học ở huyện miền núi Phúc Kiến của Trung Quốc trong suốt 2 năm qua.

Lớp học rộng rãi, chỉ kê một chiếc bàn duy nhất và cậu học trò 8 tuổi Hu Yang là người kiên trì ở lại đây đến thời điểm này.

Theo như lời kể của hai giáo viên và người dân vùng núi xa xôi Phúc Kiến thì cách đây 2 năm ngôi trường vẫn còn khoảng 80 học sinh, nhưng rồi cuộc sống khó khăn nên các em buộc nghỉ học hoặc phải đi theo gia đình để kiếm việc làm thêm.

 

Bạn có biết:

Kỳ thi lạ lùng "Thí sinh thản nhiên quay cóp"

Những hình phạt lạ lùng của giáo viên

 

 

Kenhtuyensinh

Tổng hợp