Những lưu ý dành cho thí sinh tự do trong năm 2018 - Ảnh 1: Học tiếng anh Online: tiếng anh cho người mất căn bản

Bộ GD-ĐT đã chính thức hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trong tổ chức thi THPT quốc gia và  xét công nhận tốt nghiệp THPT 2015 với nhiều điểm thí sinh cần lưu ý. Các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) cần lưu ý một số điểm. Các trường phổ thông chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh điền vào phiếu đăng ký dự thi đầy đủ và đúng các thông tin, đặc biệt là các thông tin về chế độ ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Thí sinh ĐKDT tại cụm thi theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Các thông tin về mã tỉnh, mã huyện (quận), xã (phường), mã trường phổ thông, khu vực, đối tượng ưu tiên do Bộ GD-ĐT quy định.

Thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT hoặc chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc cả 2 mục đích được ĐKDT tại cụm thi do trường ĐH chủ trì. Cụm thi do sở GDĐT chủ trì tổ chức thi cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để ĐKDT một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức hoặc Tiếng Nhật. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.

Tuyển sinh 2015: Những lưu ý dành cho thí sinh tự do năm 2015

Những chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy định tại Công văn số 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 10 năm 2014 về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.  Thí sinh được sử dụng chứng chỉ môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.

Xác định điểm bảo lưu của thí sinh ĐKDT như sau: Đối với thí sinh ĐKDT tại trường phổ thông nơi dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014: trường phổ thông căn cứ kết quả các môn đã dự thi năm 2014 (nếu có) để xác định điểm bảo lưu cho thí sinh.

Những lưu ý dành cho thí sinh tự do tham dự kỳ thi tuyển sinh 2015

Đối với thí sinh tự do đến từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) khác: Điểm bảo lưu do cơ quan chủ quản của trường phổ thông nơi thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 xác nhận. Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được chọn địa điểm nộp hồ sơ ĐKDT tại một trong các đơn vị ĐKDT do các sở GDĐT quy định nhưng phải dự thi tại cụm thi cùng với thí sinh đang học tại trường phổ thông là đơn vị ĐKDT đó. Thí sinh tự do dự thi chỉ để xét tuyển ĐH, CĐ được lựa chọn thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì và nộp hồ sơ ĐKDT tại địa điểm phù hợp với điều kiện của thí sinh. Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2015 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.

Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận. UBND cấp xã xác nhận về cư trú và có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 36 của Quy chế thi.

Ảnh của thí sinh là ảnh màu kiểu Giấy chứng minh nhân dân và được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Khi nhập Phiếu ĐKDT, phải nhập cả ảnh của thí sinh (có thể quét ảnh thí sinh đã nộp, nhập từ file ảnh hoặc chụp ảnh trực tiếp). Ảnh của thí sinh đưa vào hệ thống có độ phân giải là 400x600 pixel và phải được gắn đúng với thí sinh.

Thời hạn ĐKDT từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/4/2015, các đơn vị ĐKDT thực hiện: thu Hồ sơ ĐKDT gồm 02 Phiếu ĐKDT, bản photocopy 2 mặt Giấy chứng minh nhân dân trên 1 mặt giấy A4, 02 ảnh 4x6 và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GD-ĐT; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT. Sau khi đã nhập xong dữ liệu, cán bộ máy tính in Danh sách ĐKDT theo mẫu quy định trong phần mềm QLT, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công để tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.

Sau ngày 30/4/2015, thí sinh không được thay đổi cụm thi và các thông tin về môn thi đã đăng ký. Từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/5/2015, các đơn vị ĐKDT thu Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT.

Chậm nhất ngày 20/5/2015, các sở GDĐT hoàn tất cập nhật những sửa đổi, bổ sung dữ liệu đăng ký dự thi (nếu có) của thí sinh vào phần mềm QLT và bàn giao Túi hồ sơ ĐKDT có chứa phong bì ghi địa chỉ, bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân và ảnh của thí sinh cho các cụm thi. Khi đi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Giấy chứng minh nhân dân. Các sở GDĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Giấy chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu ĐKDT. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân thì phần mềm QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.

Sau khi nộp Phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được đơn vị ĐKDT cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm QLT qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào phần mềm quản lý thi (QLT) từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ.  Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Thí sinh cần giữ kín tài khoản và mật khẩu của mình. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể xin cấp lại bằng cách liên hệ với đơn vị ĐKDT, hoặc sử dụng chức năng gửi mật khẩu về email (địa chỉ email đã ghi trong Phiếu ĐKDT) trên hệ thống.

Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào phần mềm QLT, thí sinh có thể biết được các thông tin như: Thông tin ĐKDT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 05/5/2015); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 05/6/2015); Giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; Kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Phí dự thi kỳ thi THPT quốc gia được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ GDĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển.

Bộ Giáo dục lưu ý thí sinh khi làm hồ sơ đăng ký dự thi

Thí sinh phải đăng ký dự thi tại cụm thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tin về mã tỉnh, mã huyện (quận), xã (phường), mã trường phổ thông, khu vực, đối tượng ưu tiên do Bộ quy định.

Bộ Giáo dục vừa có công văn hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trong tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ hướng dẫn các đại học, học viện, Sở Giáo dục, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.

Bộ lưu ý thí sinh khi kê khai hồ sơ đăng ký dự thi cần chú ý một số điểm. Cụ thể, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, phải đọc kỹ các mục và hướng dẫn chi tiết các mục ở mặt sau phiếu số 2, điều nào chưa rõ thí sinh phải hỏi cán bộ thu hồ sơ để được hướng dẫn đầy đủ.

Thí sinh phải ghi đầy đủ các mục ở mặt trước túi hồ sơ, phiếu số 1 và phiếu số 2 rồi nộp cho nơi nhận hồ sơ kèm theo bản sao chụp (photocopy) 2 mặt Chứng minh thư nhân dân trên một mặt của tờ giấy A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị đăng ký dự thi vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ)...

Nơi thu hồ sơ giữ lại túi hồ sơ, phiếu số 1, bản sao chụp Chứng minh thư nhân dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả thi, trong trường hợp bị thất lạc giấy báo thi hoặc có những sai sót trước lúc thi, các em đem phiếu này trực tiếp tới Hội đồng thi tại Cụm thi đã đăng ký vào buổi tập trung phổ biến quy chế để làm thủ tục dự thi.

Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục. Thông tin về mã tỉnh, mã huyện (quận), xã (phường), mã trường phổ thông, khu vực, đối tượng ưu tiên do Bộ quy định. Thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT hoặc chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc cả hai được đăng ký dự thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì. Cụm th​i do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thi cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Với môn Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức hoặc Nhật. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông. Từ ngày 1/4 đến ngày 30/5, các đơn vị đăng ký dự thi thu Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi. Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng hồ sơ đăng ký dự thi.

Lịch thi tốt nghiệp 2015 & xét tuyển đại học cụ thể như sau



Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

30/6

sáng

từ 8h

Thí sinh làm thủ tục dự thi: nhận Thẻ dự thi và đính chính các sai sót (nếu có)

1/7

sáng

Toán

180 phút

7h55

8h

chiều

Ngoại ngữ

90 phút

13h45

14h

2/7

sáng

Ngữ văn

180 phút

7h55

8h

chiều

Vật lý

90 phút

13h45

14h

3/7

sáng

Địa lý

180 phút

7h55

8h

chiều

Hóa học

90 phút

13h45

14h

4/7

sáng

Lịch sử

180 phút

7h55

8h

chiều

Sinh học

90 phút

13h45

14h


Theo Vnexpress.net, tin gốc: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/bo-giao-duc-luu-y-thi-sinh-khi-lam-ho-so-dang-ky-du-thi-3162992.html