Xem: Đáp án đề thi đại học môn Địa khối C năm 2013

Thí sinh bất ngờ vì đề Địa có hai câu về Biển Đông

Hầu hết thí sinh đều học phần này, tuy nhiên hàng năm đề chỉ có một câu về biển đảo. Năm nay 2 trong 4 câu đề thi nói về Biển Đông.  Sáng nay (9/7), thí sinh khối C bước vào môn thi đầu tiên là Địa lý. Đây là sự thay đổi thứ tự môn thi so với các năm trước (thường môn đầu tiên của khối C và D là Ngữ văn). Không nằm ngoài xu hướng ra đề môn Địa những năm gần đây, sáng nay thí sinh khối C lại gặp câu hỏi về những vấn đề mang tính thời sự. Đề bài có 4 câu. Điều đặc biệt đề thi năm nay có đến hai câu hỏi liên quan đến biển, đảo. Cụ thể như sau: Nêu khái quát về biển Đông và nêu những thiên tai của vùng biển (phần 1 của câu 1). Ý nghĩa chiến lược của đảo và biển đảo đối với an ninh, kinh tế Việt Nam (phần 2 của câu 2).

Đáp án & Nhận xét về đề thi đại học Môn Địa khối C năm 2013

Đáp án & Nhận xét về đề thi đại học Môn Địa khối C năm 2013

Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), hầu hết nhiều thí sinh cho biết đề thi mang tính thời sự, đòi hỏi kiến thức xã hội. Những câu biển, đảo đều gây thú vị đối với các em. Đa số thí sinh đã dự đoán trước được những câu này chong chương trình học nên đã chuẩn bị rất tốt. Đây là những câu không gây áp lực cho thí sinh, vì chỉ cần dựa vào vốn kiến thức thực tế, vốn am hiểu xã hội là các em có thể làm được.

Hai câu về biển đảo bao gồm: Nêu khái quát về biển Đông và nêu những thiên tai của vùng biển. Ý nghĩa chiến lược của đảo và biển đảo đối với an ninh, kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, trong 4 câu môn thi Địa lý có câu kiểm tra vẽ thực hành và nhận xét là phần khá dễ. Nhiều thí sinh nhận định biểu đồ năm nay sẽ được vẽ hình tròn, dễ nhận biết, không gây nhầm lẫn, lúng túng cho học sinh. Biểu đồ hình tròn cũng thuộc loại biểu đồ khá dễ vẽ. Thêm nữa, kiến thức vẽ biểu đồ được học sinh thực hành từ năm lớp 9 nên khá dễ dàng trong phần này.

Thí sinh Lê Văn Hiếp (đến từ  trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang dự thi khối C, khoa  Luật Quốc gia, ĐH Khoa học Quốc gia) nhận định: "Trong phần câu hỏi về ý nghĩa của đảo, biển đảo em nêu bật lên phần phát triển các ngành nghề đánh bắt hải sản, thủy sản góp phần cải thiện kinh tế, các ngành nghề lao động".

Em Dương Thị Thu Trang (đến từ Sơn La   dự thi khối C, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết: "Em thấy đề Địa lý năm nay tương đối dễ, thí sinh học khá có thể đạt điểm 7, điểm 8. Em chỉ thấy khó nhất trong phần thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thủy sản của nước ta".

Còn thí sinh Bảo Vân (THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình, dự thi khối C) cho biết: "Em thấy đề thi môn Địa lý năm nay rất thú vị, không gây áp lực cho thí sinh. Câu hỏi về biển đảo đề cập được đến vấn đề thời sự. Trong câu này em nêu bật lên ý nghĩa của vệc phát triển khoáng sản, thủy sản. Bảo vệ chủ quyền của đất nước, nhất là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời điểm hiện tại. Em nghĩ là giới trẻ, ai cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này. Trong đề bài, em chỉ thấy khó nhất về khái niệm trong ý 2 câu 1".

Học sinh Dương Tùng (Bắc Ninh) nhìn nhận: "Đề Địa lý có tới hai câu về biển đảo nằm ngoài dự đoán của em. Em chỉ dự đoán chắc chắn có câu về biển, đảo và có nhiều nhất 1 câu mà thôi. Theo em, đề Địa lý năm nay khá dễ thở".

Theo Infonet