Chuyên gia chỉ ra rằng hiện nay lao động không có kỹ năng vẫn được tuyển dụng và có thu nhập cao gần bằng người tốt nghiệp trung cấp. Tương tự, thu nhập của người học sơ cấp lại cao hơn người có trình độ CĐ và trung cấp.
Đó chính là lý do khiến cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chưa thực sự thu hút về lượng để phát triển về chất như mong muốn. Nghịch lý này được đề cập tại hội nghị Triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH tổ chức sáng nay 17.6.
1. Vì sao doanh nghiệp thích tuyển lao động phổ thông?
Có mặt tại hội nghị, bà Afsana Rezaie, Trưởng hợp phần tư vấn chính sách và cải cách hệ thống, Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức, nêu một số thực trạng về giáo dục nghề nghiệp. Bà Afsana nhìn nhận: "Nhiều người trẻ khởi tạo cuộc sống lao động mà không cần qua đào tạo chính quy. Trong một báo cáo về GDNN, thu nhập của người lao động không có kỹ năng, chưa qua đào tạo là 5,86 triệu đồng/tháng, gần bằng với thu nhập của người tốt nghiệp trung cấp là 6,98 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, trình độ sơ cấp có thu nhập 7,84 triệu/tháng, cao hơn bậc CĐ (7,26 triệu đồng/tháng) và trung cấp”.
Cũng theo bà Afsana, trong mắt doanh nghiệp, các chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo tại các trường hiện nay không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của các công ty tiên tiến. “Mức độ tin cậy của doanh nghiệp vào các chứng chỉ và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp còn tương đối thấp. Đó chính là lý do nhiều công ty tuyển dụng lao động phổ thông và thực hiện 'đào tạo tại chỗ'”, bà Afsana nhận định.
Người lao động không có kỹ năng sẽ không được tuyển dụng
Trong tương lai, có nhiều ngành nghề được quy định doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động đã qua đào tạo. Ngoài ra, theo đại diện một số trường CĐ, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp thích tuyển lao động chưa qua đào tạo là vì dù sao mức lương trả cho đối tượng này vẫn thấp hơn các trình độ khác trong hệ thống trình độ GDNN.
Về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho rằng lao động được đào tạo thì mới giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, lợi nhuận và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. "Do đó, nếu một doanh nghiệp muốn vì lợi ích lâu dài sẽ tuyển dụng lao động có kỹ năng, thay vì tuyển lao động phổ thông nhưng chỉ mang tính thời vụ và không bền vững", ông Khánh Cuờng chia sẻ.
2. Sẽ không được tuyển dụng nếu không qua đào tạo
Bà Khương Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục GDNN, thông tin: “Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ. Trong khi đó, tuyển sinh trong GDNN chỉ đạt khoảng 2,2 triệu người/năm, còn quá thấp so với nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề, đặc biệt là kỹ năng nghề cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Để thay đổi “nghịch lý” người lao động không có kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ vẫn được doanh nghiệp tuyển dụng và có thu nhập gần bằng người phải trải qua 2-3 năm đào tạo, ông Phí Mạnh Thắng, Vụ trưởng vụ Pháp chế - Thanh Tra, Tổng cục GDNN, cho biết: “Hiện nay chúng ta đã có quy định 8 ngành nghề và vị trí công việc bắt buộc người lao động phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nếu muốn được doanh nghiệp tuyển dụng. Sắp tới chúng tôi sẽ trình thêm 22 nghề”.
“Trong tương lai, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển giáo dục nghề nghiệp theo chiến lược mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, chúng ta chắc chắn phải xây dựng nghị định quy định doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở các ngành nghề (khoảng 100) và vị trí công việc, phải tuyển người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc qua các cấp đào tạo GDNN”, ông Thắng bổ sung thêm.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện các sở LĐ-TB-XH và các trường CĐ, trung cấp thuộc vùng Đông Nam bộ.
3. Từ 1/9, phạm nhân được ra ngoài trại giam học nghề, lao động được trả công
Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức.
Sáng nay (16/6), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 467/480 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,78%. Như vậy với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Nghị quyết quy định việc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an giam, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Theo đó, trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam. Tổ chức hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Nghị quyết quy định số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.
Nghị quyết nêu rõ, việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp: Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Phạm nhân đã bị kết án từ 2 lần trở lên, phạm nhân tái phạm nguy hiểm. Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạm về tội đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 7 năm, phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân dưới 18 tuổi, phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên, phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại "kém" hoặc đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc hay thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự.
Để đảm bảo tính khả thi, Nghị quyết nêu rõ, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với trại giam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022 và được thực hiện trong 5 năm.
> Lo ngại bất công bằng do quy định giảm điểm ưu tiên
> Từ 24/6 thì ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM sẽ có người phụ trách mới
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp