Ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT khẳng định bản chất sinh viên là không có kinh nghiệm nên doanh nghiệp ít khi phàn nàn về kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, hai điểm yếu cơ bản của sinh viên mới ra trường chính là ngoại ngữ và kỹ năng mềm, khả năng phối hợp nhóm (teamwork) hay thuyết trình, giới thiệu bản thân.
Đây là một bất lợi lớn bởi càng ngày công việc trong ngành CNTT càng mang tính toàn cầu, ông Phương chia sẻ với gần 1000 sinh viên công nghệ tham gia "Ngày hội S.M.A.C Challenge" diễn ra chiều 22/8 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm là 2 điểm yếu của sinh viên mới ra trường
Sự kiện này được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu với các sinh viên công nghệ trên địa bàn Hà Nội về S.M.A.C, một xu hướng công nghệ rất mới trên thế giới. Các nội dung trao đổi giữa hai chuyên gia: ông Nguyễn Lâm Phương và ông Nguyễn Hồng Quang, TS Tự động hóa (Đại học Bách Khoa) với các sinh viên tập trung xoay quanh 4 phân nhánh của S.M.A.C là Sociel (Mạng xã hội), Mobility (Di động), Analytics (Phân tích dữ liệu lớn) và Cloud (Điện toán đám mây). Đặc biệt, các chuyên gia cũng chia sẻ những phương pháp học tập, nghiên cứu công nghệ hiệu quả và yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp CNTT. Tham khảo khoá học tiếng anh dành cho người mất căn bản:
Tiếng anh cơ bản > Tiếng anh cho người mất căn bản
"Tạo điều kiện cho các bạn trẻ trải nghiệm công nghệ mới là một hoạt động trọng tâm của sự kiện, để từ đó các bạn hiểu được mình có thể làm gì trước làn sóng công nghệ mới S.M.A.C, cơ hội ở đâu và cách hiện thực hóa những cơ hội đó", ông Phương cho biết.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng giới thiệu tổng quan về cuộc thi viết ứng dụng di động điều khiển robot S.M.A.C Challenge 2014. Tính đến thời điểm này. cuộc thi đã đi gần nửa chặng đường và dự kiến vòng loại 2 sẽ diễn ra vào ngày 4/9 tới với sự tham gia của 16 đội. 4 đội mạnh nhất sẽ được chọn vào thi đấu tại vòng chung kết diễn ra giữa tháng 10/2014. Tham khảo các bài viết về Kỹ năng mềm tại đây.