>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, đề thi đại học

Ngành Quản trị kinh doanh ( Business Administration )

Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Business Administration)

Trình độ đào tạo: Đại học. Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; Có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; Biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tư vấn chi tiết ngành Quản trị Kinh doanh ( Business Administration)

Thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh ( Business Administration)

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh

Danh mục các học phần bắt buộc khi học ngành Quản trị Kinh doanh

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

7

Toán cao cấp

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Pháp luật đại cương

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học đại cương

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Giáo dục Thể chất

6

Ngoại ngữ

12

Giáo dục Quốc phòng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành

1

Kinh tế vi mô I

2

Kinh tế vĩ mô I

b. Kiến thức cơ sở của ngành

1

Marketing căn bản

3

Kinh tế lượng

2

Nguyên lý kế toán

 

 

c. Kiến thức ngành

1

Quản trị học

3

Quản trị nhân lực

2

Quản trị chiến lược

4

Quản trị tài chính

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Kinh tế vi mô I: Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung  cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích để hiểu và có thể áp dụng khi học các học  phần tiếp theo.

Kinh tế vĩ mô I: Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm : Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; Lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; Giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

Makerting căn bản: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing; Môi trường Marketing và thị trường các doanh nghiệp; Nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; Phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường,  gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách Marketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.

Nguyên lý kế toán: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; Các phương pháp kế toán; Quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Các hình thức kế toán; Nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

Kinh tế lượng: Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

Quản trị học: Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: Khái niệm và bản chất của của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, giám đốc/điều hành và kiểm tra/kiểm soát. Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược: Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: Những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược; Các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược; Mô hình nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn, bao gồm: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi chiến lược của doanh nghiệp dưới những điều kiện môi trường, thị trường và nguồn nhân lực xác định của doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về vai trò của quản trị nhân sự trong tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân sự, cơ sở luật pháp về nhân sự, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi dịch vụ cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề có liên quan.

Quản trị tài chính: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, các kỹ năng phân tích trong quá trình ra quyết định về tài chính. Các chủ đề bao gồm phân tích rủi ro, lập kế hoạch tài chính, cơ cấu vốn, lượng giá và chi phí vốn.

Câu hỏi thường gặp với ngành Quản trị Kinh doanh:

Học quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm gì? Em muốn thi đại học khoa quản trị kinh doanh vậy sau khi ra trường e sẽ làm về chuyên ngành gì?

Ngành QTKD hiện đang là một trong những ngành có nhu cầu rất cao và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng  hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông...

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch có khả năng điều hành một cơ sở kinh doanh du lịch, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch…

Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị chất lượng có thể lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, xác định chính sách chất lượng cho công ty, góp phần tạo ra những sản phẩm phù hợp thị trường với chi phí thấp nhất....

Học quản trị Kinh doanh ra trường sẽ làm giám đốc? Có phải học Quản trị kinh doanh ra là để làm quản lý, giám đốc không?

Nhiều người tưởng rằng học ngành QTKD là để được đào tạo làm Giám đốc doanh nghiệp. Lầm ! Có thành Giám đốc hay không, đó là chuyện về sau (khi đã hành nghề kinh doanh, qua những thực tế trưởng thành), không là mục tiêu đào tạo của ngành QTKD. Chữ "quản trị" ở đây được hiểu là có một tầm nhìn chiến lược, bao quát (mang tính khoa học và tính hệ thống) trong một guồng máy kinh tế.

Học quản trị Kinh doanh ra trường có dễ xin việc không? Em thì rất thích kinh tế nhưng ba mẹ lại không đồng ý vì ba mẹ nói kinh tế đang có rất nhiều người học, bốn năm nữa ra trường thì rất khó kiếm việc làm, dễ thất nghiệp. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Cho em hỏi chuyên ngành quản trị kinh doanh là như thế nào, ra trường có dễ xin việc không?

Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta theo từng vùng, miền. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành nghề này trong thời gian tới cũng chưa thể đáp ứng kịp, như em đã thấy hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh và đào tạo các ngành này.

Việc ra trường tìm việc làm dễ hay khó phụ thuộc rất nhiều vào kết quả học tập, kỹ năng, tính thích ứng của sinh viên khi tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty trong quá trình phỏng vấn. Về câu hỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh là như thế nào, nhà trường sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về kinh tế quản trị doanh nghiệp, đặc biệt nắm sâu về các kiến thức quản trị học và quản trị các lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như: quản trị cung ứng, quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị bán hàng. . .

Khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc thư ký giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, các chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp.

Họ cũng có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Học quản trị Kinh doanh ra trường có thể làm những công việc gì? Cho em hỏi sau khi học xong ngành Quản trị Kinh doanh, em có thể làm những công việc gì?

Sau khi học xong ngành Quản trị Kinh doanh, em sẽ trở thành Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Em có thể tham gia công tác trong các doanh nghiệp  (tư nhân, nhà nước, liên doanh hoặc công ty nước ngoài), có thể trở thành nhân viên/chuyên viên kinh doanh trong các công ty; nếu có điều kiện em cũng có thể tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp.

Mức lương của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường? Sinh viên ngành QTKD ra trường sẽ nhận được mức lương bao nhiêu ?

Lương có thể hiểu theo 2 cách.

Cách thứ nhất : Lương là giá cả của sức lao động. Nếu hiểu theo cách này, thì lương sẽ được người sử dụng trả theo công thức tổng quát như sau :
Lương thực lãnh = (Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc) + Phụ cấp khác. Nếu bạn thỏa thuận theo cách này với người sử dụng lao động thì mặt bằng lương chung của khu vực đó là bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ trả các bạn như vậy.

Cách thứ hai : Lương thể hiện giá trị đóng góp của bạn vào doanh nghiệp. Nếu hiểu theo cách này thì lượng của bạn sẽ được trả theo năng lực thực sự mà bạn có thể phát huy. Như vậy, trả lương theo cách này thì thu nhập sẽ không có giới hạn.

Kênh Tuyển Sinh ( Tổng hợp từ: Tuổi trẻ, hocmai.vn, tienphong.vn, Infonet.vn)