Sau sự kiện Đà Nẵng “nói không” với bằng tại chức, nhiều diễn đàn, nhiều ý kiến chuyên gia đã bàn thảo về vấn đề này, ngày 25/12, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trong năm 2010, Bộ GD - ĐT đã có giảm chỉ tiêu hệ đào tạo không chính quy xuống còn khoảng 70% so với hệ chính quy. Năm 2011, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm (hệ tại chức) để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng. Cụ thể, Bộ sẽ xem xét chỉ tiêu tuyển mới hệ vừa học vừa làm dựa trên năng lực tổng thể của trường để có quy định chung, nguyên tắc chung để phân bổ chỉ tiêu. Có khả năng chỉ tiêu đào tạo sẽ giao theo ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó trong khi những ngành cần lại không có thí sinh. Ví dụ như ngành kỹ thuật hiện nay rất cần thí sinh học tại chức nhưng không có người học. Trong khi đó, khối quản lý lại quá đông người học dẫn đến quá tải”.


Năm 2018: Bộ GD-ĐT tăng cường siết chặt hệ tại chức - Ảnh 1


Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ tại chức, Thứ trưởng Ga cho hay: Năm học tới triển khai đào tạo tín chỉ thì hệ tại chức cũng có thể học với hệ chính quy. Sinh viên của trường, cùng môn học, có thể đăng ký học chung với sinh viên hệ chính quy cũng với tín chỉ đó nếu điều kiện thời gian của người học tại chức cho phép. Người học sẽ cùng tham gia một kỳ thi cuối khóa để nâng cao chất lượng đào tạo. Sắp tới, Bộ cũng khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để nâng cao chất lượng, để chính quy và tại chức có thể học chung. Và học tại chức cùng tham gia thi kết thúc. Nhưng chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc, vì phương thức đào tạo của hệ tại chức khác chính quy, hình thức học phải mềm dẻo hơn.

 

Theo Dân Trí