Bạn đang tò mò về việc rút ngắn thời gian học đại học? Bạn băn khoăn liệu trường có cho phép rút ngắn thời gian học đại học? Vậy bạn đã tìm đúng trang để tìm hiểu rồi đấy! Ngày hôm nay, Kênh tuyển sinh sẽ gửi đến bạn những góc nhìn xoay quanh việc rút ngắn thời gian học đại học của các chuyên gia trong ngành giáo dục nhé!
1. Quan điểm của GS-TS Nguyễn Văn Nhã
GS-TS Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội vừa cho biết trên Vietnamnet hôm 26.2 rằng, đó "là việc không hề đơn giản".
Khi được hỏi: "Ông nhận xét như thế nào về đề xuất của Bộ GD-ĐT rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 4 – 6 năm xuống còn 3 – 4 năm?", ông nói: "Tôi khẳng định việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp với việc hội nhập quốc tế. Rất nhiều chương trình đào tạo của các nước châu Âu đều rút ngắn thời lượng học, điều này cũng hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ mà Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo."
Theo ông Nhã: "Chương trình đào tạo hiện bao gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung (chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…), kiến thức cơ sở, sau đó vào kiến thức ngành, rồi chuyên ngành.
Khối kiến thức chung, gần như trường nào cũng có, tổng cộng khoảng 30 tín chỉ, chiếm khoảng 1 năm học. Như vậy chỉ có 3 năm học chuyên ngành và chuẩn bị tốt nghiệp.
Nếu chúng ta đào tạo 3 năm thì có nghĩa là thời gian đào tạo ngành không thể rút đi được, bởi vì lý thuyết có thể điều chỉnh ngắn đi nhưng phải tăng thời gian thực hành. Nếu rút ngắn thời gian đào tạo mà lại giữ khối kiến thức chung, cắt vào kiến thức ngành thì có khác nào trong một bữa ăn cắt đi món chính và để lại toàn món phụ."
Ông nói điều đó đúng. Song không lẽ lại khó cắt đến như vậy sao?
Một số góc nhìn xoay quanh việc rút ngắn thời gian học đại học mà bạn nên biết
2. Lát cát hiện thực từ hệ thống tín chỉ tại bậc giáo dục đại học
Xét ngay trong hệ thống tín chỉ hiện tại của chính Đại học Quốc gia Hà Nội, khối kiến thức chung cho sinh viên Đại học Quốc gia như các môn triết học, kinh tế chính trị học, nay được gọi là "Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin" 1 (gồm 2 tín chỉ = 30 giờ) ; 2 (gồm 3 tín chỉ = 45 giờ); môn lịch sử Đảng được gọi là "Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam" gồm 3 tín chỉ = 45 giờ và môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh", gồm 2 tín chỉ = 30 giờ.
Như vậy, tất cả gồm có 10 tín chỉ = 150 giờ. Ngoài ra, còn có môn tin học và ngoại ngữ (17 tín chỉ nữa).
Ngay từ khoảng giữa những năm 1990, khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8 về công tác giáo dục, tôi đã có dịp bày tỏ quan điểm nên rút ngắn thời gian đào tạo đại học với Bộ trưởng GD ĐT khi đó là Nguyễn Minh Hiển. Ông Hiển chỉ "xin ghi nhận" mà không bày tỏ quan điểm của mình.
Không ngờ, gần hai chục năm sau, điều này mới được Bộ GD ĐT nghiên cứu và cũng mới chỉ ở giai đoạn... "đang chuẩn bị đề xuất".
Theo tôi, cơ cấu khoá học trong đại học đã bộc lộ nhiều bất cập từ năm học đầu liên quan đến kiến thức chung này. Nó khiến giáo dục đại học của ta "hơn đứt" nhiều quốc gia khác cả một năm học. Họ không học những môn này như chúng ta, ngay cả tin học và ngoại ngữ cũng chỉ là những môn đương nhiên buộc phải biết nếu tốt nghiệp đại học.
Có lẽ chúng ta nên phân biệt rạch ròi hai khối đào tạo ra để học môn này sao cho phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Với khối khoa học xã hội thì nên học đầy đủ. Song, với khối khoa học tự nhiên thì nên rút bớt. Không lẽ một cử nhân toán mà vẫn phải học môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều ngang với cử nhân báo chí, cử nhân văn chương?
Tiến sĩ Đặng Thị Vân Chi, giảng viên Khoa Tiếng Việt của Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho biết, đã từ rất lâu, không chỉ sinh viên Việt Nam mới du học nước ngoài mà sinh viên nước ngoài cũng đến Việt Nam du học. Nên chăng, các môn chính trị học như trên cũng cần được xếp đặt uyển chuyển hơn một bước ? Chẳng hạn, với ai học khoa học xã hội thì phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đặt trong môn học Lịch sử Việt Nam, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong chương trình Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng rất hợp lý.
> Bộ GD&ĐT: Những quy định về sử dụng giáo trình giáo dục đại học
> Sinh viên làm trái ngành: Nguyên nhân từ đâu?
Theo Báo Thanh Niên