Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch thay đổi môn lịch sử từ môn lựa chọn thành môn học có phần bắt buộc với 52 tiết trong mỗi năm học ở cấp THPT.

TOP những ngành học khối A hot nhất hiện nay

TOP những ngành học khối A hot nhất hiện nay

Chọn ngành chọn nghề chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng và nhanh chóng để đưa ra. Vậy với những học sinh lựa chọn khối A để xét tuyển, có những ngành học...

Tại Nghị quyết số 63 kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16.6 có nêu: "Thiết kế môn lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Thực hiện yêu cầu trên của Quốc hội, ngày 1.7, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định 1857 thành lập Ban phát triển chương trình môn học lịch sử cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Môn lịch sử sẽ có 52 tiết học bắt buộc mỗi năm cấp THPT - Ảnh 1

Môn lịch sử sẽ có 52 tiết học bắt buộc mỗi năm cấp THPT

Hôm nay 11.7, Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thực hiện môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh chương trình lịch sử phần bắt buộc cấp THPT.

Theo đó, môn lịch sử cấp THPT sẽ có phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết cho mỗi năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

Như vậy, thay vì là môn lựa chọn hoàn toàn và học sinh có thể không chọn học môn này như trong chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành năm 2018, tất cả học sinh THPT năm học tới trở đi sẽ học đầy đủ 52 tiết học môn lịch sử bắt buộc mỗi năm học.

Ngoài số phần cứng bắt buộc nêu trên trong chương trình, môn lịch sử còn có phần lựa chọn để dành cho những học sinh tự nguyện chọn học chuyên sâu, theo hướng định hướng nghề nghiệp.

Theo kế hoạch Bộ GD-ĐT vừa ban hành, để thực hiện yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội về việc "thiết kế môn lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học", Bộ GD-ĐT sẽ phải thực hiện một loạt các công việc tiếp theo.

Cụ thể như: tổ chức hội thảo xin ý kiến các tổ chức, nhà khoa học, giáo viên về chương trình lịch sử phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết mỗi năm; đồng thời biên soạn, thẩm định tài liệu, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các sở GD-ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình bắt buộc.

Bộ GD-ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục trung học thành lập Ban phát triển chương trình lịch sử cấp THPT và xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình môn học lịch sử; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25.8 tới.

> Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển sinh ngành dược học, điều chỉnh thời gian xét tuyển 2022

> Dự đoán điểm chuẩn ĐH xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo Báo Thanh Niên