Hàng loạt ý kiến khẳng định việc miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT năm 2015 là quá dễ. Phóng viên đã trao đổi với ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề này.
* Không ít ý kiến cho rằng quy định miễn thi ngoại ngữ ở mức tối thiểu là khá dễ dàng so với điều kiện để được miễn thi với bất cứ một môn nào đó.
- Đúng là trình độ được miễn thi mới chỉ tương đương với bậc A2 theo khung tham chiếu châu Âu. Lúc đầu Bộ cũng có dự kiến để mức tương đương với trình độ ngoại ngữ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Tuy nhiên, để đạt trình độ B1 thì học sinh phải được học chương trình ngoại ngữ 10 năm, trong khi đó hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT hiện mới được học chương trình 7 năm nên nếu quy định chứng chỉ tương đương với trình độ B1 thì hơi cao.
Bộ xác định trong những năm trước mắt, đề thi ngoại ngữ bảo đảm phù hợp với chương trình bộ môn hiện hành (học trong 7 năm) nên yêu cầu năng lực tương ứng bậc 2, khung 6 bậc VN, tương đương A2, khung tham chiếu châu Âu. Trong những năm sau, khi học sinh học chương trình 10 năm đề thi sẽ yêu cầu năng lực bậc 3, khung 6 bậc VN, tương đương B1, khung tham chiếu châu Âu.
* Nhưng với mức độ rất “vừa phải” như vậy mà các trường ĐH lại sử dụng để xét tuyển sinh thì có ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào hay không?
- Văn bản hướng dẫn cụ thể những trường hợp được miễn thi ngoại ngữ của Bộ trong kỳ thi năm 2015 mục đích chính để thực hiện trong xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các thí sinh có nguyện vọng. Việc miễn thi môn ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sẽ do các trường quyết định và công bố. Thí sinh cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để biết và thực hiện.
* Theo ông, liệu có xảy ra tình trạng thí sinh sẽ đổ xô thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thay vì phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi quốc gia và khi ấy đối tượng được hưởng lợi sẽ là các tổ chức thi cấp chứng chỉ?
- Cần khẳng định là việc thi để có chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức có uy tín của quốc tế cấp sẽ khó hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT. Với yêu cầu công nhận tốt nghiệp thì thí sinh chỉ cần làm bài ở mức trung bình. Hình thức thi tốt nghiệp cũng mới dừng lại ở việc thi trắc nghiệm chứ chưa kiểm tra được 4 kỹ năng. Hơn nữa, việc thi lấy chứng chỉ cũng tốn kém về mặt kinh phí. học tiếng anh, Do vậy, khả năng về việc thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ chỉ để không phải thi môn này trong kỳ thi quốc gia là khó xảy ra.
Miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp để làm gì?
Rõ ràng là quan điểm của Bộ về miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quá đơn giản, thiếu những đánh giá nghiên cứu khoa học. Vì thế quy định này đã gặp phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Đó là chưa kể còn kéo theo những hệ lụy khác như các chuyên gia đã nêu ý kiến. Hầu hết giáo viên ở các trung tâm tiếng Anh có luyện thi IELTS đều cho rằng 3.5 là mức bắt đầu với các yêu cầu cơ bản. Vì thế, mức điểm miễn thi tốt nghiệp này không làm được gì!
Ông Nguyễn Trọng Tuyên, Giám đốc Trung tâm tiếng anh ACET TP.HCM, cho rằng có thể Bộ muốn có mức điểm chung cho cả nước, nhiều vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Nếu tính cho các thành phố lớn, mức điểm này rất lạc hậu vì học sinh dễ dàng thi IELTS được 5.5. Với chuẩn điểm 3.5, học sinh chỉ cần học theo chương trình của trường là đã lấy được chứng chỉ để miễn thi. Thậm chí, không cần học tiếng Anh chương trình 7 năm giỏi, chỉ cần học trung bình là có thể hoàn thành điều kiện này.
Bà Trang Nguyễn, Giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ VATC, nói: “Tại trung tâm nhiều học sinh lớp 8-9 là đã có mức điểm hơn IELTS 3.5. Trong quy định của Bộ, các mức khác cũng khá dễ. Như TOEFL iBT chỉ cần 32 điểm, trong khi cao nhất là 120 điểm. Số lượng học sinh được miễn thi tốt nghiệp sẽ khá nhiều”.
Quy định này của Bộ cũng gây ra sự xáo trộn trong đề án tuyển sinh của các trường đại học. Trước đây nhiều trường có kế hoạch sẽ ưu tiên xét tuyển đối với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định miễn thi tốt nghiệp của Bộ. Chiều 20.10, đại diện các trường này cho biết sẽ lấy ý kiến chuyên môn từ các khoa rồi mới đưa ra phương án chính thức. Với quy định này, theo đại diện các trường ĐH, nhiều khả năng các trường sẽ phải tổ chức thi lại tiếng Anh, hoặc yêu cầu thí sinh dự thi thêm môn ngoại ngữ trong chính kỳ thi THPT quốc gia để có điều kiện xét tuyển vào trường.
Điều này, lãnh đạo Bộ cũng nhìn thấy như trong phần trả lời phỏng vấn. Khi có một kỳ thi quốc gia với mong muốn dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH, CĐ nhưng khi đề ra quy định miễn thi một môn mà các trường ĐH không dám chấp nhận kết quả đó, làm phức tạp hơn cho việc tuyển sinh ở các trường có xét môn tiếng Anh thì phải đặt câu hỏi miễn thi để làm gì?
Trước đó (17/10/2014), Đại diện Bộ giáo dục cho biết: Việc miễn thi môn ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng do các trường đại học, cao đẳng quyết định và công bố. Thí sinh cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để biết và thực hiện.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết quy chế kỳ thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể việc miễn thi môn ngoại ngữ. Đồng thời Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng); các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng thông báo kịp thời những nội dung trên đến các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và đến người học để thực hiện.
Trước đó, ngày 9-9-2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2015 hệ đại học, cao đẳng từ năm 2015. Theo đó, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định do Bộ GD-ĐT công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ".
Video được xem nhiều: Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Click để tìm hiểu thêm chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử
Theo báo Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141020/ky-thi-quoc-gia-mien-thi-ngoai-ngu-qua-de.aspx