Viết mở bài môn Ngữ Văn là một trong những điều vô cùng quan trọng, bởi sau khi hoàn thành được mở bài các thí sinh sẽ dễ dàng vào mạch cảm xúc của bài văn từ đó dành được điểm cao.

Làm thế nào để các sĩ tử không còn bí khi viết mở bài môn Ngữ Văn

Môn Ngữ Văn đòi hỏi người học phải có tư duy, suy nghĩ cũng như phải biết vận dụng những gì mình học để làm bài tập. Đặc biệt đối với một bài văn nghị luận xã hội hay nghị luận văn học các thí sinh phải viết được mở bài. Một mở bài hay sẽ khiến cho giám khảo chấm bài hài lòng, mở bài hay còn giúp các thí sinh đi vào mạch cảm xúc tốt nhất. Vậy làm thế nào để không "bí" khi viết mở bài?

Những điều cần lưu ý trước khi viết mở bài

Hai nguyên tắc mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm là:

  • Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
  • Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề cần nghị luận.

Một mở bài hay và đúng cần có các yếu tố sau:

  • Ngắn gọn (khoảng 3-4 câu). Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị ... cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Hãy hé mở những gì mình định viết ở phần thân bài thôi nhé.
  • Đầy đủ: phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính).
  • Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng cách nêu, cách liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.
  • Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.

Nên nhớ đây là bài thi, nếu phần mở bài bạn lạc đề thì không những mất điểm mà còn mất luôn cảm tình của người chấm, chính vì vậy viết mở bài tốt bạn sẽ dành được điểm cao hơn. 

Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài

Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi: Bài làm cần viết về cái gì? Từ đó xác định kiến thức cần nêu. Hãy dùng bút tô đậm những từ chìa khóa trong đề ra và lấy đó làm từ trọng điểm cho phần mở bài của mình nhé.

Cách xác định vấn đề: Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề th́ì phải t́ìm hiểu đề bài. Thông thường đề bài có hai dạng:

Dạng nổi (Lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, h́ình thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng trong đề bài. Ở đề bài này vấn đề cần bàn luận đã có sẵn.

Ví dụ: Đề bài: Vai tṛò của biển với đời sống nhân loại.

Vấn đề trọng tâm đă được nói rõ ở đề bài đó là khẳng định vai tṛò quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi...nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích...

Ví dụ: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam

Đề bài đưa ra một vấn đề "nóng" hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo...

Xác định cách nêu vấn đề

Bạn có thể viết mở bài theo 1 trong 3 cách sau:

  • Mở bài trực tiếp (trực khởi): Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần nghị luận .
  • Mở bài gián tiếp (lung khởi): Là cách mở bài đi từ xa đến gần : nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để dẫn đến vấn đề cần nghị luận. Có 4 cách mở bài gián tiếp: Mở bài theo lối quy nạp; Mở bài theo lối quy nạp; Mở bài theo lối tương liên; Mở bài theo lối tương phản (đối lập)

Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần

Mở đầu đoạn:

  • Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận.
  • Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn,hoặc một câu chuyện kể...

Phần giữa đoạn:

  • Nêu luận đề (nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).

Phần kết đoạn:

  • Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.

Do đó, muốn viết được mở bài hay trước hết cần phải nắm được các kiến thức đã học trên lớp, bên cạnh đó vận dụng chúng với những gì mình đọc và tìm hiểu thêm để có mở bài hay. 

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

Xem thêm:

Những kinh nghiệm đi thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 này

Công thức học tốt "Hóa" hữu cơ cho các thí sinh thi THPT Quốc gia năm 2018