Tin tức tuyển sinh: Cập nhật liên tục thông tin tuyển sinh, chỉ tiêu, điểm thi đại học điểm chuẩn đại học cao đẳng năm 2014


Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018: Cải nhiều tiến được bao nhiêu? - Ảnh 1: Nhận điểm thi tốt nghiệp 2014 bằng cách soạn:

DDT Mã Tỉnh SBD gửi 8785

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014: “Cải” nhiều, tiến được bao nhiêu?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 để lại dư âm bởi những điều chỉnh mạnh mẽ về phương án thi. Đổi mới thi cử năm nay được Bộ GD-ĐT xác định là khâu đột phá trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, góp phần giảm áp lực, sự tốn kém và là tiền đề để Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai giải pháp đổi mới trong các kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhận định này chưa hoàn toàn thuyết phục.

Điểm thi tốt nghiệp 2014


Phía sau những con số…

Việc áp dụng thi tự chọn khiến thí sinh (TS) hào hứng, nhưng cũng dẫn đến sự bất cập trong khâu tổ chức thi. Tình trạng "trắng" TS thi môn ngoại ngữ phổ biến ở nhiều địa phương. Chuyện vài chục người lớn "trông" một TS thi lịch sử là thực tế mà những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy ngẫm thấu đáo. Ngành giáo dục và toàn xã hội đang ra sức chấn hưng giáo dục lịch sử, đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho đề án dạy và học ngoại ngữ từ năm 2008 đến nay để tạo hành trang cho thế hệ trẻ trong công cuộc hội nhập, nhưng dường như những giải pháp nói trên chưa tạo ra hiệu quả thuyết phục. Tại Hà Nội, một số hội đồng coi thi chỉ có một TS thi lịch sử. Nhiều hội đồng coi thi chỉ có một phòng thi môn này, mà số TS cũng chỉ bằng một nửa so với sĩ số quy định của phòng thi (24 TS/1 phòng). Ai dám chắc rằng với tình hình như hiện nay, số TS đăng ký hai môn này sẽ không giảm ở kỳ thi năm tới?

Việc kết hợp sử dụng kết quả thi 4 môn với kết quả học tập tất cả các môn của lớp 12 theo trọng số 50% + 50% để xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp là một trong những nét mới được quan tâm tại kỳ thi năm nay. Thực tế, với hầu hết TS, nếu điểm trung bình các môn học đều đạt mức 6 thì mỗi môn thi chỉ cần đạt trên 1 điểm là đã đỗ tốt nghiệp (điểm liệt là 1), trong khi trước đây, điểm trung bình môn thi là 4,9 thì vẫn trượt. Điều này lý giải cho sự tự tin và tâm lý thoải mái của hầu hết TS dự thi năm nay.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, nếu tiếp tục áp dụng cách thức này mà không có sự điều chỉnh trong việc tổ chức dạy - học, kiểm tra, đánh giá thì sẽ khó đánh giá chính xác kết quả giáo dục, dễ nảy sinh tiêu cực, đặc biệt là trong những khâu liên quan đến điểm số. Mối lo này không phải là không có cơ sở. Thực tế kiểm tra hồ sơ dự thi tại nhiều trường dân lập trong kỳ thi vừa qua, cơ quan quản lý đã phát hiện một số sổ điểm bị sửa chữa, tỷ lệ TS được xếp loại học lực khá cũng có chiều hướng tăng…

Thi tốt nghiệp - Còn áp lực, tốn kém

Những điều chỉnh về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay cho thấy, dù TS chỉ phải thi 4 môn nhưng các thầy cô giáo lại vất vả hơn bởi phải tổ chức thi tới 8 môn. Đề thi phải ra cho 8 môn, mỗi môn đều có đề chính thức và đề dự bị, điều đó kéo theo sự phức tạp trong khâu sao in đề, cho đề vào bì, bảo quản đề và bàn giao đề thi sao cho không lẫn đề thi môn nọ với môn kia. Việc tổ chức coi thi cũng phát sinh nhiều phần việc hơn. Nếu như ở các kỳ thi trước TS ngồi ổn định ở một phòng thi trong cả 3 ngày thi thì năm nay, số lượng TS của từng môn thi có nhiều chênh lệch, khiến cho việc điều động giám thị ở nhiều nơi trở nên phức tạp hơn.

Ngoài cơ số giám thị theo quy định (2,5 giám thị/phòng thi), các địa phương phải bổ sung lực lượng phục vụ để hướng dẫn, quản lý TS; bố trí khu vực cách ly để giám thị, TS ngồi chờ trong thời gian "giao ca". Trong thực tế, việc điều tiết giám thị coi thi thể hiện sự thiếu thống nhất khi có nơi chỉ phân công mỗi giám thị làm việc 4 ca thi, nơi lại yêu cầu giám thị xong nhiệm vụ ca 1 vẫn phải ở lại đến hết ca 2 mới được về, hoặc yêu cầu người được phân làm nhiệm vụ ca 2 phải có mặt tại hội đồng coi thi từ khi ca 1 bắt đầu. So với năm ngoái, thời gian làm thi mỗi ngày kéo dài hơn ít nhất 2 giờ, nhiều buổi thi lại có 2 ca thi, thời gian chuẩn bị giữa 2 ca thi chỉ có 70 phút và điều đó khiến các thầy cô giáo tham gia làm thi rất căng thẳng, chịu nhiều áp lực, dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn.

Một trong những mục tiêu của việc tổ chức kỳ thi năm nay là giảm sự tốn kém, tuy vậy, hiện rất khó đánh giá chính xác hiệu quả đạt được. Số lượng TS cả nước dù giảm hơn năm trước gần chục nghìn em nhưng công tác tổ chức thi tại mỗi địa phương được cho là "cồng kềnh" hơn, kéo theo sự gia tăng về nhân lực, thiết bị và thời gian… Như tại Hà Nội, khoản chi cho một TS là gần 300 nghìn đồng, nhân với hơn 76 nghìn TS dự thi thì mức chi cho kỳ thi này vào khoảng hơn 22 tỷ đồng.

Dù công đoạn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT ( Công bố điểm thi tốt nghiệp 2014 ) chưa hoàn thành, song với thực tế nói trên, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ HS đỗ năm nay chắc chắn sẽ cao hơn mức 98% của năm ngoái, thậm chí có thể tiệm cận ngưỡng tuyệt đối. Mối băn khoăn có nên duy trì kỳ thi như hiện nay hay không lại được xới xáo. Việc đổi mới, cải cách giáo dục là cần thiết nhưng phải được suy xét kỹ để tạo tác động tích cực cho cả thầy, trò toàn ngành và xã hội, tránh rơi vào vòng luẩn quẩn là "cải" nhiều nhưng tiến chẳng được là bao.

Cùng với việc giảm số môn thi (từ 6 còn 4 môn), 2014 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT áp dụng hình thức tổ chức thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. TS được chọn 2 trong số 6 môn (vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ) để đăng ký thi. Không nằm ngoài dự đoán của dư luận, hầu hết TS đều bỏ qua môn lịch sử. Cả nước chỉ có hơn 104 nghìn TS đăng ký thi môn này, đạt 11,5% trong tổng số 910 nghìn TS - tỷ lệ thấp nhất trong số các môn thi. Tại Hà Nội, trong số 76 nghìn TS của thành phố, có chưa đầy 7 nghìn TS chọn thi môn lịch sử, hầu hết đều là TS thi hệ giáo dục thường xuyên. Môn ngoại ngữ cũng nằm trong tình cảnh tương tự khi có hơn 15% TS đăng ký thi, tương ứng với gần 145 nghìn TS. Trong số chọn môn này, Hà Nội có hơn 20 nghìn TS, thuộc số ít địa phương có khá nhiều TS chọn thi môn ngoại ngữ.