Kỹ năng mềm: Tốc ký là gì?

Tốc ký hay ghi nhanh, ghi tắt là việc thực hành ghi chép thông tin một cách nhanh chóng nhất thông qua việc ghi vắn tắt các ký tự với những phương pháp tăng tốc độ viết. Tốc ký sẽ giúp tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn từ những bài giảng hay phát biểu quá dài dòng.

Phương pháp viết tốc ký

  • Dùng các ký hiệu để ghi nhanh hơn. Ngoài ra, để có chữ viết đẹp và đúng tốc độ, thì cách cầm bút và khoảng cách cầm bút là những yếu tố có tính quyết định.
  • Cách cầm bút: Thực hiện cách cầm bút bằng 3 ngón tay gồm ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút, ngón cái và ngón trỏ điều khiển bút. Các ngón tay cầm bút phải tự nhiên, không lên gân hoặc cầm bút quá chặt, không để ngón cái đè lên ngón trỏ; góc tạo bởi thân bút và mặt vở nhỏ hơn hoặc bằng 45o là tốt nhất. Khi viết, chỉ điều khiển bút bằng các ngón cầm bút.
  • Khoảng cách cầm bút: Chú ý đến khoảng cách cầm bút từ ngón tay cầm bút đến đầu bút, đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ viết chữ. Cầm bút thấp thì viết chậm và không trơn nét. Vì biên độ hoạt động của ngòi bút nhỏ dẫn đến khả năng điều khiển bút của các ngón tay sẽ không linh hoạt. Cầm bút thấp và tì bút mạnh khi viết thì không thể viết chữ trơn và nhanh được.
  • Tư thế ngồi: tư thế ngồi viết sai quy cách ảnh hưởng trực tiếp đến chữ viết và tốc độ viết chữ. Phải đảm bảo tư thế ngồi viết ngay ngắn. Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25– 30 cm.Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ. Hai chân để song song thoải mái, đặc biệt chú ý khoảng cách hợp lý giữa mắt và vở không cúi thấp, để mắt quá gần), không nghiêng hoặc vẹo lưng.

Kỹ năng mềm: Cách viết tốc ký chữ Việt nhanh và hiệu quả

15 lời khuyên giúp bạn có kỹ năng tốc ký hiệu quả

Để nâng cấp kỹ năng viết tốc ký, bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây.

1. Xem trước bài học và thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

2. Thiết kỉ luật cho bản thân. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

3. Phân loại và sắp xếp ghi chép. Bạn hãy chọn những loại vở ghi chép phù hợp nhất, giúp bạn phân chia và dễ dàng tìm kiếm lại kiến thức nếu vô tình quên đi.

4. Phân chia trật tự các bài ghi chép một cách ngăn nắp và rõ ràng. Hãy nắm trong lòng bàn tay cấu trúc của những bài đã ghi trong vở của bạn.

5. Nếu có thể, hãy chỉ ghi trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Vì việc viết trên cả hai mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

6. Luôn chuẩn bị đầy đủ và dự phòng những dụng cụ ghi chép: bút, bút chì, mực, bút dạ đánh dấu…

7. Đừng cố ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy sáng tạo để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn sáng tạo chứ đừng biến mình thành một cái máy.

8. Đừng cố rượt đuổi theo thông tin. Nếu bạn theo không kịp một dữ kiện nào đó thì hãy cứ bỏ qua để đảm bảo cho các dữ kiện sau. Sau đó bạn có thể hỏi lại thầy cô và bạn bè để bổ sung ngay vào những chỗ còn thiếu.

9. Luôn để những khoảng trống để có thể bổ sung khi cần thiết.

10. Nếu có thể hãy chuẩn bị cho mình những thiết bị ghi âm lại bài giảng. Tất nhiên, chỉ dùng bài ghi âm cho mục tiêu tích cực.

11. Dùng các ký hiệu tốc ký để ghi bài nhanh hơn.

12. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết.

13. Đừng bỏ qua 5 - 10 phút cuối giờ. Vì đây là lúc giảng viên dặn dò những điều then chốt.

14. Nếu có thể, bạn hãy dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

15. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp, bởi chia sẻ tạo nên sức mạnh.

Tổng hợp