>> Giáo dục, đào tạo trực tuyến, kỹ năng sống, học đường
Kể từ khi ra đời cho đến nay Facebook trở thành trang mạng xã hội được yêu thích nhất; nhưng sự ra đời của hàng trăm hàng nghìn nhóm, hội Facebook ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, nhân cách giới trẻ.
Ai cũng biết mạng Internet hiện nay là một điều không thể thiếu trong cuộc sống vì nó mang lại nhiều lợi ích, một trong số đó kết nối mọi người lại gần nhau; tuy nhiên cũng do việc giao lưu, kết hợp với nhau ngày càng đơn giản này đã sinh ra những mặt trái của Internet bởi bạn có thể trở thành bất cứ loại người nào trong môi trường này. Vậy, bạn là ai khi online trên Facebook?
MC; chuyên gia tâm lí Đinh Toàn, Thúy An và Trần Duy Anh - khách mời chương trình ( trái sang phải)
Kỹ năng sống: Bạn là ai khi Online? | Học kỹ năng sống
Làm rõ ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này, chiều 13/10 talkshow “Bạn là ai khi online” với chủ đề “Ảnh hưởng của các hội nhóm trên Facebook tới cuộc sống và nhân cách của sinh viên” được thực hiện bởi nhóm Join & Join cùng đối tác là Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã được tổ chức tại 27 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội.
Tham gia talkshow có chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn đến từ chương trình Cửa sổ tình yêu, kênh VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam; Admin “Hội những người yêu xe buýt” trên facebook – bạn Thúy An; đại diện sinh viên nói về kinh nghiệm online Facebook - bạn Trần Duy Anh cùng đông đảo các sinh viên.
Các trang mạng xã hội chúng ta thường hay sử dụng hiện nay là: Facebook; Zing me; Cyworld; Google plus; Twitter; … trong đó Facebook nổi lên và trở thành một phần không thể thiếu của các bạn trẻ; trao đổi trong buổi nói chuyện các khách mời cùng khách tham gia đã bàn luận về tác động của các nhóm antifan và cách sử dụng các mạng xã hội trên Facebook.
10 yếu tố giúp bạn tự tin trong công việc và cuộc sống
Bên cạnh những nhóm, hội được nhiều người quan tâm thì cũng có những nhóm antifan như anti bé Nguyễn Nhật Anh, bé Nhật Nam; ca sĩ Tuấn Anh; … Bạn cũng có thể trở thành bất cứ loại người nào bạn muốn trên Facebook, một cô gái rất nhút nhát có thể là một cô rất sexy, ít nói có thể thành sôi nổi, … và cũng có những bạn trẻ sẵn sàng thức hơn 12 giờ đêm để chat, đăng những status rất buồn cười: “Chán, đi chết đây! Chúc mọi người ngủ ngon!” rồi sáng mai lại đi học bình thường.
Admin “Hội những người yêu xe buýt” trên Facebook – bạn Thúy An ( bên phải)
“Chúng ta hãy khai thác Facebook một cách lành mạnh, mềm mại và trẻ trung” – Đó là thông điệp mà bác Đinh Toàn, chuyên gia tâm lí có 15 năm trong nghề muốn gửi gắm đến các bạn trẻ. Không phải hội antifan nào cũng xấu, ví dụ “Hội anti những người xả rác Hà Nội”; tuy nhiên khi tham gia bất cứ một hội, nhóm nào bạn cũng cần xét đến động cơ của admin vì rất dễ bị lôi kéo, a dua theo người dẫn đầu.
Cẩn thận với những hành vy câu like vì mục đích Kinh tế
Theo bạn Thúy An: “Câu like vì mục đích kinh tế” là mục đích của các nhóm, hội đặc biệt các nhóm antifan; có những nhóm với cái tên rất buồn cười như: “1 nghìn like để Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống lại”; “1 triệu like để xem ảnh sex”; …
Những người càng ít tiếp xúc ngoài đời càng thích tự sướng trong thế giới ảo của mình, chính điều này góp phần tạo tâm lí “thích ngồi một chỗ tự khẳng định” trong khi giữa những người thế giới ảo và người thật khác nhau một trời một vực.
Giải pháp nào dành cho bạn?
Vậy giải pháp nào? Bản tính con người rất tò mò và thường thích chạy theo những thứ tiêu cực, thích bắt chước và chạy theo đám đông vì vậy, một mặt chúng ta phải vững vàng tinh thần, mặc kệ nó nếu là nạn nhân; một mặt cũng tránh tham gia vào các nhóm, hội không lành mạnh. “Mỗi ngày mình sử dụng Facebook 1-2 tiếng và tích cực chia sẻ những những suy nghĩ của mình nhằm truyền thông và tăng cường xây dựng thương hiệu cá nhân; từ những hoạt động nhóm tích cực, lành mạnh có thể xây dựng được lối sống lành mạnh” – bạn Duy Anh chia sẻ.
Facebook phản ánh một phần bản thân cá nhân mỗi người và ngay cả những nhà tuyển dụng cũng đang có ý muốn xem đây một kênh để đánh giá, tuyển dụng nhân lực vì vậy người trẻ cần hết sức chú ý sử dụng vì nó là thẻ căn cước, là bộ mặt của chúng ta. “Hãy chung tay xây dựng văn hóa Online Facebook” cũng chính là thông điệp mà những người tổ chức talkshow muốn gửi gắm đến các bạn trẻ ngày hôm nay.
Theo tác giả Dung Nguyễn - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.