Kỹ năng giao tiếp là gì & tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống
Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận điều lĩnh hội nó theo cùng một cách. Khi hiểu được bản chất của quá trình giao tiếp, bạn có thể sẽ tìm ra được những vấn đề mình đang gặp phải khi giao tiếp không thành công, hoặc giúp bạn sẽ thành công hơn trong giao tiếp. Và như vậy, bạn đã có những kỹ năng trong giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp. Đọc thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp là gì & Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh của đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp. Đọc thêm: Sinh viên thiếu kỹ năng mềm khiến doanh nghiệp lắc đầu
Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, nhưng nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì điều này, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc cũng như không tiến thân được.
* Những kỹ năng cần thiết để giao tiếp tốt
Truyền đạt được thông điệp của mình là yếu tố tối quan trọng để phát triển. Để làm được điều này, bạn phải hiểu thông điệp của mình là gì? Đối tượng của thông điệp đó là ai? Và thông điệp đó sẽ được lĩnh hội như thế nào? Bạn cũng cần phải cân nhắc bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp của mình ví dụ như tình huống thực tế hay bối cảnh văn hóa.
Những rào cản trong giao tiếp có thể phát sinh trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giao tiếp (bao gồm người gửi thông điệp, nội dung thông điệp, kênh truyền thông điệp, người nhận thông điệp, và những phản hồi lại thông điệp) và có nguy cơ gây nên sự hiểu lầm và lẫn lộn.
Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi. Là cầu nối giữa người nói với người nghe. Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
Trong gia đình mọi cá nhân cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp trong gia đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ cảm xúc với ông bà cha mẹ. Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ.
Học kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện , hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội , có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất.
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “ dẻo mỏ” hay “ người nói chuyện có duyên” . Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày , nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác.
Những rào cản trong giao tiếp
Rào cản đầu tiên trong kỹ năng giao tiếp thông minh: Ngoại hình
Đây cũng là một trong những rào cản chính khiến nhiều dân văn phòng ngại giao tiếp với mọi người đặc biệt là đối tác. Ngoại hình luôn là một ưu thế vô hình giúp nhiều người tự tin và ngược lại cũng khiến không ít người tự ti cũng như ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Để giải quyết vấn đề này thì một cuộc cải tổ lớn cần được tiến hành. Hãy thay đổi phong cách ăn vận và đầu tóc của mình sao cho hợp lý nhất. Một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền vì vậy đừng nên quá đắn đo về giá cả. Hãy chọn lựa trang phục với hai tiêu chí. Một là hợp với môi trường làm việc của bạn. Hai là hợp với tính cách của bạn. Mặc đẹp không chỉ giúp bạn tự tin mà còn là bước đệm để bạn tiến gần hơn với thế giới bên ngoài.
Ngôn ngữ là rào cản thứ 2 khiến kỹ năng giao tiếp của bạn bị hạn chế
Không có khiếu trò chuyện, có quá ít từ ngữ để nói, để trao đổi hoặc nói quá nhiều cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc giao tiếp của dân công sở kém hiệu quả. Khi một người sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh nói cũng như hoàn cảnh viết thì hiểu lầm là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, cách tốt nhất là luyện nói trước gương (với những người ít nói) và thi hành chiến lược “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” (đối với những người nói quá nhiều). Làm sao để tự tin?
Rào cản thứ 3: Cảm xúc trong khi giao tiếp
Cảm xúc thường là yếu tố chi phối hành động vì vậy hành động khi cảm xúc không ổn định là hành động “dại dột” nhất trong những điều “dại dột”. Giao tiếp cũng không nằm ngoài quy luật trên. Thực tế là, rất nhiều bất đồng cũng như thất bại xảy ra là do con người không kìm chế được cảm xúc. Ngoài ra, những người bị bệnh lo âu, trầm cảm, nóng nảy thường có xu hướng hiểu sai ý của người khác. Vì vây, cảm xúc cũng là một trong nhứng yếu tố khiến giao tiếp trở nên khó khăn. Đọc thêm: Quản lý được cảm xúc giúp bạn giao tiếp tốt hơn
Rào cản thứ 4 trong kỹ năng giao tiếp: Thiếu kiến thức
Những người có vốn kiến thức sâu rộng bao giờ cũng “mạnh miệng” hơn những người có vốn kiến thức hạn hẹp. Họ tự tin để thể hiện mình hoặc phần lớn họ có khả năng nắm bắt được ý đồ cũng như thông điệp của đối tác một cách nhanh chóng. Trái lại, những người có vốn kiến thức hạn hẹp họ sẽ chia thành hai loại. Một là ngại giao tiếp, hai là giao tiếp nhiều nhưng thông tin sai lệch hoặc đón nhận thông điệp “lệch lạc” từ phía khách hàng, đối tác. Đó là lý do vì sao thiếu kiến thức khiến cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.
Rào cản thứ 5 trong kỹ năng giao tiếp: Thiếu kinh nghiệm
Những nhân viên lâu năm hay còn gọi là “lão làng” trong một lĩnh vực nào đó, họ sẽ có xu hướng mở rộng trong giao tiếp. Bởi, họ có kinh nghiệm giải quyết cũng như ứng đối với mọi tình huống xảy ra bất kể tốt, xấu, dễ, khó. Ngược lại, với những nhân viên mới, họ có quá ít kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, đứng trước những trường hợp “trái khoáy” khiến họ không biết nên làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dân công sở ngại giao tiếp.