Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia 2019, các thí sinh có một lần để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tra Điểm Thi THPT Toàn Quốc 2019 nhanh, chính xác

> Tra cứu điểm chuẩn Đại học Cao đẳng 2019 

Các mốc thời gian cần nhớ khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 

Theo Lịch tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 do Bộ GD&ĐT công bố, thí sinh sẽ được thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi THPT quốc gia 2019 dự kiến từ ngày 22/7 đến 17h ngày 31/7 với cả 2 phương thức.

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm

Thời gian thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 

Cụ thể:

Nội dung công tác

Đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện 

Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến

Thí sinh, Điểm thu nhận hồ sơ

Dự kiến từ 22/7đến 17 giờ 00 ngày 29/7

Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT

Thí sinh, Điểm thu nhận hồ sơ

Dự kiến từ 22/7đến 17 giờ 00 ngày 31/7

Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu)

Thí sinh

Dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 2/8

Điểm thu nhận hồ sơ hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT

Sở GDĐT,Điểm thu nhận hồ sơ

Dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 3/8 

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019

Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 01 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu ĐKXT.

Lưu ý, riêng với các thí sinh phúc khảo bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả phúc khảo thi THPT quốc gia.

Quy định riêng với các phương thức thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển

Điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Lưu ý thí sinh: phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT;

Điều chỉnh bằng Phiếu ĐKXT: Thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.

A/ Cách thay đổi nguyện vọng online

1. Đăng nhập vào hệ thống http://thisinh.thithptquocgia.edu.vnvới tài khoản đã được cấp 

2. Click vào thanh menu và chọn chức năng thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm

3. Màn hình hiện thị các nguyện vọng đăng ký trước đó của thí sinh sẽ được hiện thị. Rà soát đọc kỹ trước khi ấn nút "Chỉnh sửa nguyện vọng" để sửa nguyện vọng.

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm năm 2019 - Ảnh 3

4. Sau khi màn hình "Chỉnh sửa nguyện vọng" hiển lên, các thí sinh tiến hành chọn trường, ngành, tổ hợp môn muốn thay đổi.

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm

Nếu muốn xóa nguyện vọng: Ấn nút xóa trên màn hình hiện thị thông tin đăng ký nguyện vọng (biểu tượng thùng rác), sau đó ấn "OK"

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm năm 2019

Nếu muốn thay đổi thứ tự nguyện vọng, thí sinh nhấn nút mũi tên để di chuyển nguyện vọng lên xuống theo nhu cầu.

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm năm 2019

5. Sau khi hoàn tất mọi nhu cầu thay đổi nguyện vọng, thí sinh nhấn nút "Lưu thông tin". Hệ thống sẽ gửi một mã xác thực OTP về số điện thoại của thí sinh. Thí sinh nhập mã xác thực này vào màn hình "Xác nhận đăng ký".

Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm năm 2019

6. Hệ thống sẽ buộc thí sinh phải xác nhận đăng ký một lần nữa. Nếu đã chắc chắn với sự thay đổi này, thí sinh nhấn "OK", muốn hủy bỏ nhấn "Cancel".

Như vậy sau khi ấn "OK" ở bước 6, bạn đã hoàn thành việc thay đổi nguyện vọng của mình.

B/ Thay đổi nguyện vọng bằng giấy

Có hai mẫu phiếu điều chỉnh nguyện vọng giống nhau. Một phiếu thí sinh giữ sau khi được đóng dấu, một phiếu nơi tiếp nhận lưu.Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.

Lưu ý, thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.

Điểm thu nhận hồ sơ phải yêu cầu thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có.

Từ mục 1 đến mục 6... thí sinh điền đầy đủ chính xác thông tin như trên Phiếu Đăng ký xét tuyển THPT quốc gia và xét tuyển Đại học trước đó.

Ở mục 8 - Nội dung các nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau điều chỉnh: Thí sinh ghi chi tiết thông tin về nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi đã điều chỉnh vào bảng mới từ cột (1) đến cột (5); Cột (6) dùng để ghi nội dung thay đổi sau khi đối chiếu bảng nguyện vọng cũ và mới.

Ví dụ cụ thể: 

Thứ tự NV ưu tiên

Mã trường (chữ in hoa)

Mã ngành/Nhóm ngành

Tên ngành/Nhóm ngành

Mã tổ hợp môn xét tuyển

1

SPH

7140209

Sư phạm Toán học

A00

2

BKA

EM5

Tài chính - Ngân hàng

D01

3

HBT

602

Báo chí, chuyên ngành Báo in

R15

....

 

 

 

 

Bảng nguyện vọng cũ

Thứ tự NV ưu tiên

Mã trường (chữ in hoa)

Mã ngành/Nhóm ngành

Tên ngành/Nhóm ngành

Mã tổ hợp môn xét tuyển

Nội dung thay đổi

1

BKA

ME1

Kỹ thuật Cơ điện tử

A00

2

SPH

7140209

Sư phạm Toán học

A00

1

3

HBT

602

Báo chí, chuyên ngành Báo in

R15

0

...

 

 

 

 

 

Bảng nguyện vọng điều chỉnh sẽ như trên. 

Nếu thứ tự NV ưu tiên và các nội dung đã đăng kí không thay đổi gì thì thí sinh ghi số 0 tại cột (6) cùng hàng;

Nếu chỉ thay đổi thứ tự NV ưu tiên và giữ nguyên các nội dung khác đã đăng kí, thí sinh ghi số thứ tự NV ưu tiên cũ tại cột (6) cùng hàng;

Những thay đổi khác thì ghi ký hiệu "TĐ" tại cột 6 cùng hàng.

Những lưu ý khi thay đổi nguyện vọng đại học sau khi biết điểm

Môi trường học tập, học phí

Hiện nay, đường vào ĐH đã rộng hơn nhiều so với trước đây với hàng chục phương thức tuyển sinh. Điều còn lại là đòi hỏi các bạn thí sinh phải cân nhắc sở trường, năng lực, sở thích của bản thân, môi trường ĐH có nguyện vọng để có sự lựa chọn phù hợp, đúng đắn nhất.

Trước hết, cần tìm hiểu về trường ĐH-CĐ dự định đăng ký xét tuyển. Tất cả các trường đều có website và đều đã thực hiện công khai thông tin theo quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tuyển sinh và cả thông tin về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, thí sinh cũng nên chịu khó dành thêm thời gian vào các diễn đàn, fanpage của sinh viên các trường "dò la" để biết thêm thông tin về điều kiện học tập, chất lượng đào tạo từ những "người trong cuộc".

Tiếp theo, thí sinh cần tìm hiểu về mức học phí của các trường. Điều này cũng rất quan trọng vì mức học phí của các trường hiện nay khá đa dạng do có nhiều loại hình trường khác nhau: trường quốc tế, trường công lập, trường công tự chủ, trường ngoài công lập...

Thực tế những năm trước, không ít thí sinh do không tìm hiểu rõ mức học phí nên khi vào học mới biết mức học phí quá sức chịu đựng với hoàn cảnh kinh tế gia đình mình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình theo học.

Các thí sinh có mức điểm không cao thường có tâm lý chọn trường nào điểm chuẩn dự kiến thấp, dễ trúng tuyển, đặc biệt ở các trường tư. Khối trường này những năm gần đây thu hút lượng thí sinh nhiều hơn và một số trường có chất lượng đào tạo khá tốt. Tuy nhiên, chọn học trường tư phải xác định đóng học phí cao hơn nhiều so với hầu hết các trường công lập.

Thận trọng với "liên thông ĐH"

Với những thí sinh không đủ điểm sàn vào ĐH thường sẽ chọn học bậc CĐ. Trong trường hợp này, việc tìm hiểu thật kỹ về các trường cũng không kém quan trọng.

Từ thực tế không ít thí sinh có suy nghĩ "cứ chọn đại trường nào đó học rồi liên thông lên ĐH", tuy nhiên đã khiến không ít thí sinh phải ân hận vì đưa ra quyết định vội vàng, thậm chí bỏ học nửa chừng.

Hiện nay, các trường CĐ đều chịu sự quản lý nhà nước của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) nhưng bên cạnh đó vẫn có trường CĐ, trung cấp đào tạo nhóm ngành giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Nhiều trường CĐ công lập chất lượng đào tạo rất tốt, thậm chí có trường đạt chuẩn kiểm định quốc tế nên tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm khá cao hoặc nếu chọn học liên thông lên ĐH cũng có nhiều cửa ở các trường ĐH công lập.

Đối với trường CĐ ngoài công lập hiện nay có rất nhiều trường đào tạo đủ thứ ngành, đặc biệt có rất nhiều ngành "hot" (nhóm ngành sức khỏe, du lịch, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin...).

Trong thông báo tuyển sinh, các trường này thường khẳng định "có thể tiếp tục liên thông trực tiếp lên ĐH" ở các trường ĐH công lập hàng đầu. Tuy nhiên, muốn học liên thông lên ĐH, sinh viên CĐ phải có kết quả học tập tốt và phải trải qua xét tuyển hoặc thi tuyển khá khắt khe.

Thậm chí, hiện có một số trường CĐ tư thục có chủ trương nâng cấp lên ĐH, mới có đề án thành lập trường ĐH nhưng đã vội thông báo "dự kiến tuyển sinh bậc ĐH chính quy".

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp