"Chúng ta vẫn thường nói đào tạo phải gắn với sử dụng lao động nhưng trên thực tế thì việc gắn kết chưa hiệu quả, bằng chứng là sinh viên (SV) ra trường thất nghiệp nhiều. Một nguyên nhân quan trọng là mối quan hệ, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ với các doanh nghiệp (DN) còn lỏng lẻo” - PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nhận định về thực trạng hợp tác giữa các trường ĐH và DN.

Chỉ 3% DN hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH

. Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn sự lỏng lẻo trong hợp tác giữa cơ sở giáo dục ĐH, CĐ với DN?

+ PGS-TS Trần Xuân Nhĩ: Hiện chỉ có không tới 3% DN tuyên bố có hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH. Hệ thống giáo dục ĐH, CĐ hiện có 433 trường, đó là chưa kể các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề, đào tạo mỗi năm 2,1 triệu SV nên con số 3% là quá ít. Ngoài ra, trên thực tế từ trước đến nay chưa có một mô hình hợp tác nào gọi là chuẩn giữa nhà trường và DN. Đây là lỗ hổng rất lớn của ngành giáo dục, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực mình đào tạo ra.

. Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn tới lỗ hổng này?

+ Nguyên nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất là DN và nhà trường hoạt động còn độc lập với nhau. Nhà trường đào tạo ra cái mình có chứ chưa đào tạo cái xã hội cần. Trong khi đó, DN lại chưa tìm đến các trường để đặt hàng. Đặc biệt là hiện nay hầu như chưa có hệ thống văn bản pháp luật, chính sách quy định về hợp tác giữa nhà trường và DN.

 		   	    		  		  		   	    		  		  		   	    		  			  		   	    		  		 Nhóm chủ đề 	 		 Chủ đề 	 	  		   	    		  	 	  		   	    		  	  		   	    		  		 Page 		 of 1448 		  		   	    		  	  		   	    		  		  		   	    		  	 Hiển thị nhóm 1 - 16 của 23166 	 Sẵn sàn! 	 	  		   	    		  		  		   	    		  	 	 ID: Tiêu đề: Số ký tự: Title cho Robot: Số ký tự Title Robot: Tags: Nhóm chủ đề: Chủ đề: Cho phép hiện:   Hiển thị khung Bình luận:   Tin video:   Tin Hình:   Giờ hiển thị: Ngày hiển thị: Time reload(giây): Giữ nguyên Avatar: Hình ảnh cho bài:  		   	    		  Mô tả: Tin liên quan:  		   	    		  Tin liên quan: nội dung tin liên quan  Title : Url :   Nội dung: 											 Styles	 	 Paragraph	 	 Font family	 	 Font size	 	 																															 	 	 	 	 																																		 																						 Path: p » em Nguồn tin: : Meta Keywords: Meta Descriptions: Meta Robots: Khung đặc biệt: 	 Sách kinh doanh(Link)	Kỹ năng bán hàng(Link)	Đào tạo SEO(Link) Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp(Link)	Flappy Birds Family(Link)	Phong Vân Truyền Kỳ(Link) Tải game(Link)	Tải game Online(Link)	12 cung hoàng đạo(Link) ứng dụng iPhone(Link)	Phụ kiện iPhone(Link)	Lịch chiếu phim(Link) Lập trình android(Link)	Lập trình ios(Link)	Cách vào Facebook(Link) Lập trình di động(Link)	Kỹ năng phỏng vấn việc làm(Link)	iphone 6(Link) Tiếng anh cơ bản(Link)	Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu(Link)	Thi thử đại học(Link) Liên thông đại học(Link)	học bổng thạc sĩ(Link)	tuyển sinh thạc sĩ(Link) chương trình thạc sĩ(Link)	tuyển sinh MBA(Link)	chương trình MBA(Link) lịch phim chiếu rạp(Link)	phim chiếu rạp hay(Link)	Lời chúc(Link) Máy tính bảng(Link)	Máy tính giá rẻ(Link)	Thủ thuật(Link) ứng dụng hay(Link)	Điện thoại thông minh(Link)	Điện thoại giá rẻ(Link) Hướng nghiệp(Link)	Quy chế tuyển sinh(Link)	Phim hài(Link) Nhạc giáng sinh(Link)	Quà tặng(Link)	truyện cười việt nam(Link) truyện cười ngắn(Link)	truyện cười hay nhất(Link)	truyện cười dân gian(Link) truyện hài(Link)	Tiếng anh giao tiếp(Link)	Học từ vừng(Link) Tư duy sáng tạo(Link)	Quản trị cuộc đời (Link)	Kỹ năng thuyết trình(Link) Kỹ năng giao tiếp(Link)	Gặp nhau cuối năm(Link)	box Điểm chuẩn(Link) Chỉ tiêu tuyển sinh(Link)	Tỉ lệ chọi(Link)	The Voice(Link) Trung tâm anh ngữ(Link)	Tiếng anh du học(Link)	Tiếng anh cho người đi làm(Link) Tiếng anh thiếu niên(Link)	Tiếng anh thiếu nhi(Link)	Nguyện vọng 2(Link) Điểm sàn đại học(Link)	Đáp án đề thi đại học(Link)	Khóa học tiếng anh(Link) Thi tốt Nghiệp(Link)	Truyện cười Mùa thi(Link)	Trường đại học Miền Trung(Link) Trường đại học phía Nam(Link)	Trường đại học phía Bắc(Link)	Điểm chuẩn đại học(Link) Kim Hyun Joong(Link)	Trường Quốc Tế Tại Hà nội(Link)	Trường Quốc Tế Tại TP HCM(Link) Truyện cười Vova(Link) 	 Chọn nước: 	 Du học Úc	Du học Tây Ban Nha	Du học Thụy Điển Du học Nga	Du học Thụy Sĩ	Du học Phần Lan Du học Trung Quốc	Du học New Zealand	Du học Hàn Quốc Du học Ý	Du học Pháp	Du học Canada Du học Nhật Bản	Du học Đức	Du học Singapore Du học Anh	Du học Mỹ 	 Bài PR:      		 	 Hợp tác trường - DN: Chuyện còn trong mơ

Hợp tác nhà trường - DN để hai bên cùng có lợi. Trong ảnh: SV ĐH Nông Lâm TP.HCM thực tập tại một trang trại hoa quả ở Israel.

. Để bịt lỗ hổng này theo ông cần phải làm gì?

+ Trước hết phải làm cho cả nhà trường và DN nhận thức được rằng để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng thì nhà trường phải gắn bó hơn với DN. DN phải coi hợp tác với các trường ĐH là một biện pháp then chốt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tính cạnh tranh của DN trong tương lai. Về phía nhà trường, cần thể hiện rõ trong sứ mạng, tầm nhìn đây là một ưu tiên trong chiến lược hợp tác của nhà trường. Việc thực hành, thực tập nghề nghiệp cho SV phải trở thành yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Phải xem DN là cái nôi để SV thực hành những lý thuyết đã học trong nhà trường.

SV, nhà trường, DN cùng có lợi

. Một nguyên nhân khiến việc hợp tác nhà trường - DN lỏng lẻo là vì hai bên chưa thấy cái lợi đem lại?

+ Đây là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Việc hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích, trong đó SV là người được hưởng lợi nhiều nhất, sau đó là nhà trường và các DN, thậm chí là cộng đồng xã hội. Đối với SV, ngoài hoàn thiện kiến thức nghề nghiệp còn phát triển các kỹ năng mềm và hình thành thái độ nghề nghiệp đúng đắn. SV dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp, tăng cơ hội việc làm cho SV sau khi ra trường. Đối với nhà trường, hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao thương hiệu và uy tín của nhà trường. Đối với DN, ngoài tạo uy tín trong xã hội, hợp tác này giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, DN có thể tuyển dụng được những nhân viên có trình độ đáp ứng yêu cầu của DN, chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

. Ông có thể chỉ ra một số phương thức hợp tác cụ thể mà hai bên đều có lợi?

+ Nhà trường đào tạo nguồn nhân lực theo đặt hàng của DN và DN tài trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo đó. Có thể khuyến khích các DN tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, cung cấp trang thiết bị và tạo môi trường thuận lợi cho giảng viên, SV học tập và nghiên cứu khoa học...

. Nhà nước cần cơ chế gì để tạo thuận lợi cho sự hợp tác này, thưa ông?

+ Nhà nước phải đứng ra tạo cơ chế rõ ràng để DN góp phần vào quá trình đào tạo. Theo đó, Nhà nước phải có quy định cụ thể về mặt pháp lý, trong đó nói rõ DN khi liên kết với nhà trường thì được lợi gì, đồng thời có nghĩa vụ, trách nhiệm gì… Phía nhà trường cũng có những ràng buộc tương tự. Thực tế đây là vấn đề xã hội hóa đào tạo. DN cùng góp sức, chung tay vào sự nghiệp giáo dục.

. Xin cám ơn ông.

Một số nơi làm tốt việc hợp tác

Thời gian qua nhà trường đã ký hợp tác với nhiều DN trong chương trình hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng… Trong đó có nhiều DN Nhật tìm đến tuyển SV để đưa sang Nhật làm việc. Ngoài ra, có nhiều DN nhận SV về thực hành trực tiếp trên thiết bị, máy móc của DN như trong lĩnh vực dệt may. Sau đó nhà trường công nhận kết quả học của SV ở nhà máy, thay vì học tại trường. Một số công ty cử cán bộ đào tạo cùng nhà trường truyền kiến thức thực tế cho SV. Riêng ngành ô tô năm nào hãng Toyota cũng tài trợ nhiều thiết bị, máy móc như động cơ, hộp số trị giá hàng trăm ngàn USD cho SV thực tập. Hãng Mercedes cũng hỗ trợ hàng loạt thiết bị đảm bảo cho SV thực hành.

PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG, Hiệu trưởng Trường ĐH

Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Nhà trường và các DN đã ký kết nhiều chương trình phối hợp đào tạo SV. Có thể kể ra những chương trình hợp tác đem hiệu quả thực tế như Tập đoàn Thành Thành Công đặt hàng 10 SV ngành nông học nghiên cứu đề tài tích hợp chuyên sâu về công nghệ sinh học, nông học về lĩnh vực mía đường. SV sau khi nghiên cứu xong đề tài có thể ở lại tập đoàn này làm việc nếu có nguyện vọng. Hồi đầu năm 2014, nhà trường đã ký hợp tác với Tập đoàn CP của Thái Lan (chuyên cung cấp thức ăn gia súc) trong nhiều lĩnh vực như thủy sản, cơ khí, thú y, kinh tế, công nghệ sinh học… Theo đó, Tập đoàn CP sẽ tiếp nhận SV để đào tạo, huấn luyện các kỹ năng xử lý tình huống phù hợp với nhu cầu DN cần. Đặc biệt thời gian qua, các DN Israel đã đặt hàng nhiều SV năm cuối hoặc đã tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học sang Israel thực tập có lương. Qua chương trình này, nhiều SV đã được các DN Israel mời ở lại làm việc hoặc DN các nước mời làm chuyên gia với thu nhập cao.

Ông ĐẶNG KIÊN CƯỜNG, Giám đốc Trung tâm

Hỗ trợ SV và quan hệ DN - ĐH Nông Lâm TP.HCM

P.ĐIỀN ghi

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam nhận thấy việc liên kết, hợp tác giữa nhà trường với DN là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thiết chế nào để ràng buộc đôi bên. Hiệp hội dự định sắp tới sẽ tổ chức một số hội thảo, nghiên cứu những thiết chế để trình Nhà nước, thậm chí đưa vào luật như một điều bắt buộc.

PGS-TS TRẦN XUÂN NHĨ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành các chính sách liên quan để làm cơ sở pháp lý cho các trường triển khai thực hiện theo hướng gắn giáo dục với định hướng nghề nghiệp ứng dụng.

Ông BÙI ANH TUẤN, Vụ trưởng

Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT)

Theo báo Pháp luật TP. HCM, tin gốc:http://plo.vn/giao-duc/hop-tac-truong-dn-chuyen-con-trong-mo-526521.html