Chính vì sự thay đổi trong vấn đề học phí tại các trường đại học Phần Lan nên nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam đã phải tiếc nuối bỏ lại giấc mơ hoặc không chuẩn bị đầy đủ hành trang dẫn đến vụt mất cơ hội. Vì vậy, nếu bạn cũng đang muốn lên kế hoạch cho chuyến du học sắp tới của mình thì đây là những điểm không thể bỏ qua.

Học thạc sĩ tại Phần Lan có lợi ích gì? - Ảnh 1

Điểm IELTS/TOEFL là bắt buộc

Việc đòi hỏi phải có điểm IELTS/TOEFL khi du học là điều không còn xa lạ đối với việc chuẩn bị du học của các bạn du học sinh. Nhất là khi đây còn là điều kiện cơ bản nhất cho việc xin visa du học của bạn. Nhưng với chương trình du học thạc sĩ thì yêu cầu về điểm IELTS/TOEFL được đưa lên cao hơn (với  IELTS ít nhất 6.0 hoặc TOEFL iBT 90). Ngoài ra bạn còn có thể được đòi hỏi riêng về kỹ năng Writing của bạn phải ở mức 5.5 hoặc 6.0 trở lên.

Nhưng vẫn có một số điều ngoại lệ, bởi nếu bạn đang học chương trình cử nhân bằng tiếng Anh hoặc đang học đại học tại các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada, và Newzealand thì việc này hoàn toàn không cần thiết. Bởi các quốc gia trên đều đòi hỏi điểm IELTS/TOEFL của bạn trước khi vào học cũng như giảm thiểu việc tốn kém thời gian của các bạn khi làm thủ tục nhập học tại Phần Lan. Nhưng vẫn có một số trường yêu cầu kiểm tra lại nên để chắc chắn nhất bận hãy đọc kĩ thông tin tuyển sinh của trường để chuẩn bị sao cho phù hợp nhé.

Cần phải chứng minh tài chính

Việc gia đình bạn chứng minh tài chính khi du học thạc sĩ Phần Lan đã không còn là điều mới lạ. Bởi điều kiện này đã được áp dụng hơn 4 năm trước nên khi có kế hoạch thì bạn phải có trong tài khoản 6000 Euros để thực hiện visa là điều không quá bất ngờ. Với các bạn có điều kiện kinh tế không mấy khá giả thì bạn hoàn toàn có thể vay mượn từ người thân hoặc họ hàng. Vì bạn có thể rút ngay số tiền đó ra và không nhất thiết phải mang theo. Nhưng việc này chỉ được làm sau khi bạn đã được cấp visa và chuẩn bị đồ đạc cho chuyến du học dài của mình.

Việc làm thêm tại Phần Lan

Học thạc sĩ tại Phần Lan có lợi ích gì? - Ảnh 2

Trước đây khi Phần Lan còn áp dụng chính sách miễn học phí cho các bạn du học sinh quốc tế thì làm thêm chỉ là một cụm từ nhằm tích góp kinh nghiệm việc làm cho những năm sau ra trường của các bạn sinh viên tại đây. Nhưng kể từ học kì tháng 02/2017, khi mà chính sách này chỉ áp dụng cho các bạn đến từ Liên minh Châu Âu (trừ Anh) thì việc làm thêm trở thành công việc giúp nhiều bạn sinh viên trang trải cuộc sống cũng nhưng các chi phí học phí của các bạn khi du học thạc sĩ Phần Lan. Có rất nhiều loại hình công việc tại Phần Lan, từ các công việc tay chân (dọn dẹp, chăm sóc trang trại, chăm sóc người già, giao báo,…) cho đến sáng tạo (thiết kế, copywriter, content hay freelancer).

Nhưng các công việc này cần đòi hỏi bạn phải chăm chỉ, nhiệt tình, có thái độ và trách nhiệm trong công việc. Dù vậy, các công việc này vẫn có mức độ cạnh tranh rất cao nên nếu bạn biết tiếng Phần Lan thì đây là một lợi thế không nhỏ cho công việc làm thêm của bạn. Chính phủ Phần Lan cũng quy định về thời gian làm thêm cho các du học sinh quốc tế, bạn được làm việc 20 giờ/ tuần và toàn phần trong các dịp lễ, Tết. Nếu bạn đang sinh sống ở những thành phố lớn như: Helsinki, Tampere, Turku, Lahti… thì cơ hội kiếm được việc làm có thể sẽ khá lớn.

Các ngành học phổ biến

Với sự phát triển mạnh mẽ về hệ thống giáo dục trong những năm gần đây, Phần Lan đang là đất nước được đánh giá chất lượng giảng dạy hàng đầu trên thế giới. Các trường đại học tại đây đều đào tạo hầu hết các ngành nghề đặc biệt là đối với các trường về khoa học ứng dụng tại Xứ sở Vạn Hồ này.

Nhưng vẫn có những ngành học rất phổ biến tại đây, đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể dễ dàng giành học bổng khi học tại các ngành này:

  • Kinh tế
  • Môi trường/ phát triển bền vững
  • Giáo dục
  • Tâm lý
  • Xã hội học: văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Chính trị
  • Công nghệ thông tin
  • Kiến trúc
  • Games, Media…

 

Theo duhoc.online