Giáo dục > Tuyển sinh > Học đường > Hướng nghiệp
Học designer có sợ bị thất nghiệp?
Trả lời:
Chào Linh, Nghệ sĩ thiết kế (designer) là từ để chỉ nhóm người làm nghề sáng tạo như thiết kế thời trang, đồ họa, âm thanh - ánh sáng... Riêng ngành thiết kế đồ họa đang được đào tạo nhiều cấp độ tại ĐH, CĐ và cả trung cấp. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được nhận văn bằng chính thức thuộc hệ thống quốc gia. Ngoài ra, tại Việt Nam đã có khá nhiều đơn vị đào tạo ngắn hạn hoặc nhập khẩu các chương trình nước ngoài. Khi tốt nghiệp tại các hệ này, bạn sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp do nước ngoài cấp. Một số cơ sở để bạn lựa chọn: FPT Arena, trường ĐH Kiến trúc TP HCM, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH Mỹ thuật TP HCM...
Thiết kế đồ họa là công việc đang hot của đông đảo bạn trẻ. Ảnh: Skyje. |
Thu nhập ngành này là bất định, có thể cả nghìn USD, nhưng cũng có thể... 0 đồng, tùy thuộc vào sản phẩm bạn làm ra, nếu bạn làm trong môi trường freelance - điều đa phần các designer hiện này đang hướng tới. Nói tóm lại, con số thu nhập phụ thuộc vào năng lực lao động. Bên cạnh vị trí chính thức, bạn có thể làm tự do và nhận các dự án bên ngoài. Ngay từ bây giờ, bạn đã có thể sử dụng khả năng đồ họa của mình để kiếm thêm, chẳng hạn như vẽ các tranh, ảnh đồ họa cộng tác với các báo điện tử. Đây là cách để bạn tăng thu nhập, cũng là cách để xác định bạn có thể gắn bó lâu dài với niềm đam mê này không.
Các môn học khi tham gia 1 khoá học Designer
1. Kỹ năng vẽ tay (Drawing).
2. Màu sắc & Bố cục (Colour Theory & Composition).
3. Mạng nội bộ, email & HĐH Mac os(Local Network,email & Mac os).
4. Adobe Illustrator CS4
5. Ý tưởng sáng tạo (Concept Development).
6. Nhiếp ảnh kỹ thuật số (Digital Photography).
7. Nghệ thuật chữ (Typography).
8. Adobe Photoshop CS4
9. Tâm lý khách hàng (Customer insights)
10. Marketing và Tư duy thương (Marketing & Branding)
11. Thiết kế hệ thống tín hiệu nhận dạng (CIP: Corporate Identity Program).
12. Copywrite
13. Thiết kế Poster (Poster Design).
14. Adobe InDesign CS4
15. Thiết kế Lịch & Thiệp (Calendar-Postcard & Greeting-card Design).
16. Thiết kế Bao bì sản phẩm (Packaging Design).
17. Giải pháp trình bày (Layout Solutions).
18. Thiết kế Brochure, Catalogue (Brochure, catalogue design)
19. Thiết kế giao diện trang web (Web design)
20. Kỹ thuật in (Printing)
21. Portfolio
22. Bài tốt nghiệp (Graduate Project).
Những điều cần biết trước khi trở thành 1 designer
Dù bạn đang có suy nghĩ muốn học thiết kế hay nhận ra cần thay đổi nghề nghiệp hiện tại, hoặc mới chỉ bắt đầu vào nghề thì những hướng dẫn trong bài viết mà RGB chia sẻ dưới đây cũng sẽ phần nào gợi lên những điều hữu ích cho bạn khi bắt đầu công việc với vai trò là một nhà thiết kế sơ cấp – Junior Designer.
Tư vấn học nghề thiết kế đồ hoạ - Designer
Sự cạch trang khốc liệt trong ngành này đòi hỏi bạn phải có óc sáng tạo không ngừng – Nếu không, bạn hãy biết cách tạo ra một sơ đồ cho riêng mình ngay từ khi bắt đầu, nó sẽ giúp bạn định hình rõ về con đường nghề nghiệp của bạn về sau.
Trước khi muốn trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, bạn cần phải bắt đầu ở vị trí của một nhà thiết kế sơ cấp. Vậy, nhà thiết kế sơ cấp là gì? Công việc hằng ngày của họ ra sao ? Mức lương họ được nhận là bao nhiêu ? Và làm cách nào để họ có thể nhanh chóng phát triển kỹ năng của bản thân ? Với những hướng dẫn dưới đây sẽ đem lại cho bạn tất cả những điều bạn cần phải biết…
Mô tả công việc của một nhà thiết kế sơ cấp
Bạn bắt đầu ở vị trí thấp nhất - làm việc như một nhà thiết kế, đừng chỉ biết pha trà. Một nhà thiết kế sơ cấp là một vị trí cấp độ dân mới vào nghề, thường thì kinh nghiệm chỉ khoảng từ 3 năm trở xuống. Ở cấp độ này, bạn sẽ làm việc dưới dự giám sát chặt chẽ của những nhà thiết kế cấp cao hơn, họ sẽ là những người tư vấn cho bạn trong việc kết hợp giữa lý thuyết về thiết kế và thực tế công việc. Trong những năm đầu, bạn sẽ được chỉ định thực hiện những phần nhỏ trong nhiều dự án.
Tùy thuộc vào công ty, bạn sẽ thấy rằng mình phải làm mọi thứ từ việc dàn trang, chỉnh màu sắc, cho đến thiết kế văn phòng phẩm, banner trang web, cho đến việc tham dự trong các buổi gặp gỡ khách hàng. Những việc không nằm trong mô tả công việc của một thiết kế sơ cấp Nhà thiết kế sơ thấp không phải là: một người chỉ làm việc pha cà phê, trả lời điện thoại và chạy việc vặt. Nếu bạn bạn rơi vào những tình huống này, bạn hãy nói chuyện với nhà thiết kế cao cấp của bạn, bạn hãy vạch ra những kỳ vọng và yêu cầu công việc mới. Nếu tình hình không được cải thiện, có thể là lúc nên chuyển công ty.