Đó chính là trình trạng mà hầu như các bạn lần đầu đi du học đều vướng phải. Họ phải vất vả, đôi lúc phải vượt qua chính mình để học cách “sống sót” tại một nơi lần đầu tiên họ đặt chân đến.
Cảm giác “lạc lõng” ngay trong tiết học đầu tiên
Đó chính cảm xúc mà rất nhiều những du học sinh sau khi về nước “thổ lộ” với bạn bè của mình. Họ cảm thấy lạc lõng và gần như bị cô lập ngay từ tiết học đầu tiên. Đây không phải là điều quá lạ vì sự “chênh” giữa cách học tại Việt Nam và nước ngoài. Ở trong nước, các bạn học sinh được dạy theo tư duy “bị động nhận” hơn là “chủ động đóng góp”. Hơn 12 năm học, rất nhiều học sinh có tâm lý thụ động đón nhận kiến thức rất vô thức và mặc nhiên coi kiến thức đó là đúng mà không có sự kiểm thử qua não bộ. Việc này khiến các học sinh khi sang du học lần đầu bị sốc trước thái độ rất chủ động trước kiến thức. Các bạn sinh viên nước ngoài đón nhận thông tin một các dè dặt và luôn cho qua bộ lọc của mình. Họ sôi nổi bàn luận về mọi vấn đề giáo viên đưa ra mà không bị cho là “khoe” kiến thức hay huyên hoang cả.
Các bạn sinh viên nước ngoài biết dùng tư duy phản biện ngay từ những lớp dưới nên họ luôn sẵn sàng “chiến đấu” trước bất kỳ một kiến thức hay một lập luận mới cho đến bao giờ họ thấy thỏa mãn với chính mình. Còn ngược lại, một số bạn Việt Nam đã quen cách học thụ động thì sẽ chỉ biết ngồi im, theo dõi và dần bị chỉm nghỉm trong tiết học.
Thêm nữa, sự thân mật và gần gũi giữa giáo viên và học sinh tại đây cũng tạo cảm giác sốc đối với các bạn sinh viên Việt Nam khi mà khoảng các đó còn rất xa nếu ở Việt Nam. các bạn học sinh sinh viên Việt Nam sẽ đối mặt với môi trường sôi nổi, năng động và hiệu quả trong chính tiết học đó.
Sốc văn hóa và môi trường trong lần đầu gia nhập một “gia đình” hoàn toàn xa lạ có thể có những ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của của các bạn học sinh, sinh viên. Trường hợp nhẹ thì ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học, chậm bắt kịp tiến độ, nặng có thể ngại tiếp xúc, tự cô lập và xa lánh các bạn học sinh, sinh viên khác.
Làm sao để du học không có sốc văn hóa.
Các em học sinh, sinh viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sang học tại nước ngoài. Họ cần phải có những kiến thức tối thiểu về nơi mình đến và xác định rõ lộ trình học tập tại nước ngoài. Ngoài ra, việc được thực sự “nhúng” vào một môi trường thực tế kèm những trải nghiệm của chính bản thân là phương pháp rất tốt để các em học sinh có thể nhanh chóng vào “guồng” khi bắt đầu việc học chính thức. Chính vì thế, các chuyên gia giáo dục đã khuyến cáo các em học sinh, nhất là các bạn ESL (English as a Second Language – Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai) nên có thời gian tham gia các lớp ngắn hạn tại nơi mình sắp nhập học để làm quen dần với môi trường học tập. Kỹ càng hơn, họ có thể tham gia các lớp trung học dự bị dài hạn để ngắn nhất bắt kịp việc học trung học, đại học tại nước ngoài.
Để hiểu rõ thêm những phương pháp thích nghi môi trường học tập tại nước ngoài, các bạn có thể tham gia buổi hội thảo “Kỹ năng sống sót khi đi du học” của Hệ thống giáo dục toàn cầu EF tổ chức dành cho các bạn chuẩn bị lên đường tham gia chương trình APP (APP là khóa Tiếng Anh học thuật, Tiếng Anh chuyên ngành, Cao đẳng, Dự bị và chương trình chuyển tiếp Đại học tại các nước: Anh – Mỹ - Úc – Canada – New Zealand – Singaporetại Anh, Mỹ - những nền giáo dục hàng đầu thế giới.)
Vui lòng liên hệ văn phòng EF để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký tham gia hội thảoVăn phòng EF tại TP.HCM
Văn phòng EFHà Nội
Thành lập cách đây 50 năm tại Thụy ĐIển, EF là một trong những tổ chức hàng đầu đi cùng với phong trào du học tại Châu Âu. Ngày nay với hơn 80 văn phòng trên 54 quốc gia trên thế giới, EF tự hào đã đưa hơn 15 triệu sinh viên đi học tiếng và dự bị đại học. Là tổ chức lớn nhất thế giới về du học tiếng và các chương trình dự bị (đại học, cao học..) EF đã đầu tư hơn 40 điểm trường tại các nươc Anh, Mỹ, Úc, Canada v.v.. với công nghệ hiện đại và Chương trình dạy tiếng Anh theo phương pháp EFEKTA tiên tiến, kết quả của dự án hợp tác nghiên cứu của EF và khoa Tiếng Ứng dụng của Đại học Cambridge. EF được chọn là nhà cung cấp chính thức các chương trình đào ngôn ngữ tại thế vận hội Olympic và Paralympic Games 2016. EF sẽ đào tạo 110,000 nhân viên tại Rio 2016 cũng như 900,000 ứng viên tình nguyện, nhà thầu, trẻ em tại Brazil. Tổng cộng, EF sẽ đào tạo và huấn luyện 1000,000 người, trở thành chương trình đào tạo ngôn ngữ lớn nhất thế giới. Việc hợp tác này dựa trên sự liên kết lâu dài giữa EF - Olympics từ thế vận hội Seoul 1988 tới thế vận hội mùa đông Sochi 2014. EF đã đào tạo 70,000 vận động viên, tình nguyện viên, trọng tài và nhà tổ chức để tổ chức trong quá trình chạy đua đăng cai thế vận hội mùa đông đầu tiên tại Nga |