Theo thông báo của chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm trở thành một hoạt động bắt buộc trong các trường từ cấp 1 đến cấp 3.

hoạt động trải nghiệm

Học sinh một trường THCS tại Cần Thơ có tới 1/3 số giờ học trải nghiệm ngay tại sân trường. 

Do vậy, làm thế nào để hoạt động này đạt được mục tiêu giáo dục nhưng hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn cho học sinh (HS) chắc chắn sẽ là điều phải quan tâm hơn, thay vì tùy vào năng lực của mỗi trường như hiện nay.

Tại văn bản hướng dẫn hoạt động trải nghiệm do ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ký năm 2019 nêu rõ: “Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho HS”.

Nhiều trường học ở vùng nông thôn, miền núi chia sẻ họ không có kinh phí để tính tới chuyện đưa HS đi tham quan nơi này nơi kia, việc thu tiền của HS cho những hoạt động ấy là không thể vì gia đình các em rất khó khăn. Do vậy, nhiều trường đã biến chính khuôn viên trường thành nơi trải nghiệm cho HS. Góc thì trồng rau, trồng hoa để trải nghiệm môn sinh học, công nghệ; góc dựng mô hình lịch sử, địa lý; góc truyền thống...

Trong văn bản của Bộ cũng hướng dẫn hoạt động trải nghiệm không chỉ là đưa HS đi thăm thú bên ngoài mà được thực hiện thông qua 4 loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường cho học sinh

Đẩy mạnh hoạt động thể thao trong trường học

Theo Thanh Niên