Tin liên quan

>> Đào tạo liên thông vi phạm nghiêm trọng

>> Có nên học liên thông?

>> Chất lượng đào tạo liên thông đến đâu

Liên thông sắp... khai tử!

Nếu dự thảo được thông qua, trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trường trung cấp nghề sẽ khó tồn tại vì không có người học; hệ liên thông cũng khó có người thi.

Bộ GD&ĐT đang đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH. Theo đó, thí sinh liên thông phải thi hai môn văn hóa (văn, toán, lý, hóa...) theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm và một hoặc hai môn cơ sở ngành. Trong khi theo quy định hiện hành, thí sinh thi liên thông ba môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề). Thời điểm thi do nhà trường quy định, thường vào tháng 5 và tháng 10.

 

Sẽ không còn chương trình liên thông, Học liên thông, liên thông đại học năm 2012, liên thông đại học  liên thông đại học thương mại, liên thông đại học kinh tế quốc dân, liên thông đại học điện lực, liên thông đại học tài chính marketing năm, liên thông đại học kinh tế đà nẵng, liên thông học viện tài chính

Đóng chặt cửa liên thông

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã ba năm, Trần Minh Hoàng - đăng ký thi liên thông vào hệ CĐ của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Tôi buộc phải đậu đợt này. Hai năm học trung cấp, ba năm đi làm, tôi có đủ tự tin để thi môn cơ sở và môn chuyên ngành. Giờ đã qua năm năm mà bắt tôi thi lại toán, lý, hóa trong kỳ thi ĐH thì làm sao thi nổi. Bạn tôi ngày trước chỉ học xong lớp 9 rồi vào trung cấp, giờ cũng cố gắng thi liên thông đợt này, chứ không thì bít đường nếu quy chế liên thông thay đổi”.

Bất ngờ trước thông tin muốn thi liên thông có thể phải thi chung với học sinh lớp 12 trong kỳ thi ĐH, Thu Hằng - sinh viên Trường CĐ Kinh tế TP.HCM lo lắng: “Ba năm học CĐ chẳng dùng tới kiến thức toán, lý, hóa thì làm sao thi cùng với học sinh 12 trong kỳ thi ĐH. Không lẽ vừa học CĐ vừa đi luyện thi ĐH”. Còn Trần Thị Vân, sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, nói: “Biết vậy tôi sẽ ôn thi ĐH để thi lại, ngày trước chỉ thiếu 0,5 điểm nên tôi mới chọn học CĐ để sau này có thể liên thông lên”.

Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, Chủ tịch Khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM, nhận định: “Với đề xuất của dự thảo thì học sinh TCCN, trung cấp nghề muốn thi liên thông là chuyện không tưởng. Bởi đầu vào trung cấp rất đa dạng, ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12, học sinh học xong 12 nhưng chưa tốt nghiệp. Chưa kể sau 2-3 năm học trung cấp thì kiến thức ở phổ thông còn đâu để thi trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy”.

Siết đầu ra, không nên siết đầu vào

Theo ông Đỗ Hữu Khoa, việc dự thảo đặt ra quy định thi chung với chính quy hoàn toàn không hợp lý. Vì hệ thống giáo dục theo từng bậc có khung học khác nhau. Qua hai năm học TCCN mà phải quay lại thi hai môn văn hóa thì không thể nào nhớ được kiến thức phổ thông. Nếu thi như vậy thì thà các em ôn luyện thi ĐH luôn còn hơn là thi liên thông. Trường TCCN đã khó tuyển sinh, nay lại gặp dự thảo này thì mấy ai sẽ vào học TCCN.

Trong khi đó, nhận định về dự thảo này, một chuyên viên của Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết khi lấy bằng ĐH hệ chính quy thì phải tôn trọng các quy định của hệ này là đầu vào như nhau, học như nhau. “Thật không công bằng khi một học sinh TCCN chỉ xét tuyển đầu vào mà lại dễ dàng có bằng CĐ, ĐH hệ chính quy như các sinh viên chính quy chỉ bằng việc học liên thông. Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì muốn có bằng chính quy phải thi chung với chính quy” - vị này nói.

Tuy nhiên, vụ trưởng một vụ thuộc Bộ GD&ĐT phản bác: “Quan điểm giáo dục đừng nghĩ đầu vào. Mỗi người có một năng lực, trách nhiệm của nhà trường là giúp con người phát huy tối đa năng lực chứ không nên đóng chặt cửa. Tôi đã đề nghị bộ trưởng không nên thông qua dự thảo này. Hiện đây là vấn đề nhạy cảm trong Bộ, có ý kiến còn định không cho TCCN liên thông lên ĐH nữa kìa. Đâu phải ai cũng được học ĐH nên phải tạo điều kiện để người ta có đường vòng để được nâng cao trình độ. Không nên triệt tiêu con đường học vấn của bất cứ ai. Nếu muốn siết thì nên siết chỉ tiêu, siết đầu ra, không nên siết đầu vào”.

Liên thông hiện nay được tuyển sinh như thế nào?

Theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13-2-2008 quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH thì những người đã có bằng tốt nghiệp TCCN phải tham dự thi tuyển ba môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề).

Đối với những người đã có bằng tốt nghiệp CĐ, thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển hai môn gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn của kiến thức ngành.

Thi môn cơ sở, đủ để đánh giá

Theo quy định hiện hành, muốn học liên thông, thí sinh phải thi môn cơ sở và chuyên ngành, tôi cho là đủ để đánh giá năng lực của thí sinh khi học lên bậc cao hơn. Không cần thiết phải thi lại môn văn hóa vì thực tế có thi cũng không đánh giá được gì.

TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh ( Phapluattp)