Du học Mỹ ngành Luật nên chọn trường nào để được hỗ trợ tài chính?
Chi phí để đầu tư vào giáo dục đặc biệt hơn cho những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới bao giờ cũng được sinh viên và gia đình cân nhắc kỹ lưỡng. Trong khi tỷ lệ sinh viên mới ra trường có việc làm không nhiều thì các khoản hỗ trợ tài chính tại trường luôn được sinh viên quan tâm.
GraduatePrograms.com đã khảo sát hơn 10,000 sinh viên để xem mức độ đánh giá của họ về các trường với mức hỗ trợ tài chính đối với học viên.
Dưới đây là danh sách những trường luật có mức hỗ trợ tài chính tốt nhất khi học tập tại Hoa Kỳ
25 trường Luật tốt nhất bạn nên chọn khi du học Hoa Kỳ nếu muốn có một công việc tốt
GraduatePrograms.com đã làm bảng khảo sát trên 10000 sinh viên trường luật để đánh giá các trường luật nào được cho là tốt nhất tại Mỹ với một mạng lưới kết nối rộng rãi.
Mức đánh giá được xếp hạng từ 1 đến 10 ở các mặt như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên, số lượng cựu sinh viên.
Dưới đây là danh sách 25 trường luật có mạng lưới quan hệ rộng lớn giúp sinh viên có được cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường
Video giới thiệu Khóa học Lập kế hoạch du học - Academy.vn
Điểm khác biệt khi học ngành luật tại nước ngoài và ngành luật tại Việt Nam
Trên thế giới, có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình là Hệ thống pháp luật Common Law (Thông luật) và Civil Law (Luật dân sự). Các nước như Anh, Úc, Mỹ, Canada đều theo hệ thống Common Law – Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ.
Khác với Common Law, Civil Law có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và một số nước lục địa Châu Âu coi trọng lý luận pháp luật, luật thành văn và không coi trọng các tiền lệ. Luật VN hiện nay theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế nhiều qui định về dân sự, về tố tụng, về hệ thống Toà án lại mang nhiều đặc điểm của Civil Law.
Vì vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng học luật ở nước ngoài sẽ khó hành nghề ở VN. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều SVVN theo học ngành Luật tại Anh, Úc, Mỹ… và trở về nước làm việc. Chị Nguyễn Thị Kim Loan – cựu SV trường The College of Law (London), hiện đang đảm nhiệm vị trí Trưởng cố vấn pháp lý tại Ngân hàng HSBC là một trường hợp điển hình. Theo kinh nghiệm của chị, nếu xác định du học tại Mỹ để trở về VN làm việc, thì có kiến thức nền tảng về luật VN là chuyện quan trọng không thể thiếu.
Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc ngay khi về nước mà không phải trải qua một thời gian đầu bỡ ngỡ bắt nhịp với hệ thống luật trong nước. Con đường này cho bạn không chỉ sự thông thạo về hai hệ thống luật cùng lúc, các kỹ năng hành nghề rất cần thiết, mà còn là cơ hội để bạn trang bị cho mình kỹ năng Anh ngữ tại môi trường ngôn ngữ bản địa.
Du học Mỹ ngành Luật, bạn ít nhất phải có trong tay một tấm bằng cử nhân chuyên ngành bất kỳ mới được xét tuyển vào học. Vì vậy không bất ngờ khi rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ du học Mỹ vào trường Luật là những người đã có cả bằng PhD (tiến sĩ) về một lĩnh vực khác. Do đó, tính cạnh tranh của tuyển sinh Luật ở Mỹ là cao nhất nhì thế giới, và để có được tấm bằng cử nhân luật Mỹ (Juris Doctor – J.D) ta cần ít nhất 7 năm. Rất may, câu chuyện đó chỉ xảy ra ở Mỹ. Các nước như Anh, Úc, Canada nhận đào tạo cử nhân ngay khi thí sinh vừa kết thúc chương trình PTTH. Tại Anh, để đăng ký các ngành như Luật, Y, Kiến trúc học sinh bắt buộc phải hoàn tất chương trình A-level 2 năm (tương đương với chương trình lớp 11,12 tại VN). Ngoài ra, nếu bạn đang nhắm tới các khóa học luật tại các trường ĐH nổi tiếng thế giới ở Vương quốc Anh như: Oxford, Cambridge… thì bạn cần làm bài thi sát hạch quốc gia về luật, được biết đến với tên viết tắt LNAT.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các dịch vụ tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.