Thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh đã hết, thống kê từ Bộ GD&ĐT cho thấy việc thí sinh thay đổi thứ tự nguyện vọng còn nhiều hơn việc thí sinh đăng kí thêm nguyện vọng. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp không may khi một số thí sinh lỡ tay xóa nguyện vọng cũ.
> Bắt tạm giam đối tượng mới trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang
> Rà soát điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La không đem lại kết quả thỏa đáng
Thí sinh lỡ tay xóa nguyện vọng cũ giải quyết như nào?
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - công nghệ thông tin (Sở GD&ĐT Tây Ninh), cho biết sau hơn 1 tuần thực hiện, số lượng thí sinh đăng ký bổ sung thêm nguyện vọng không nhiều. Tính trên toàn tỉnh, tổng số nguyện vọng đăng ký thêm chưa tới 100.
Ghi nhận tại Sở GD&ĐT Tiền Giang có một số trục trặc xảy ra với thí sinh trong quá trình thực hiện điều chỉnh. Ông Lê Ngọc Linh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục của sở này, cho biết đã xảy ra tình trạng một số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến nhưng nhầm thao tác nên lỡ tay xóa khỏi danh sách nguyện vọng muốn đăng ký vào. Trường hợp này, Sở đang băn khoăn không biết có thể cho thí sinh đăng ký bổ sung bằng phiếu trực tiếp tại trường phổ thông được không.
Theo như chia sẻ , địa phương này có một số thí sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp, nay điểm thi cao lại mong muốn được tuyển sinh ĐH bằng kết quả thi này. Cá biệt có thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển ngành công an - quân đội theo quy định riêng của khối ngành này nhưng không đăng ký xét tuyển vào các trường này trong tháng 4.
Trước các hiện tượng này, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, quy định nêu rõ dù điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến hay bằng phiếu, mỗi thí sinh chỉ được thực hiện một lần. thí sinh lỡ tay bấm nhầm thao tác trong điều chỉnh trực tuyến không được đăng ký bổ sung bằng phiếu. Tương tự, thí sinh nếu không đăng ký sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH và CĐ thì dù có điểm cao cũng không được tham gia tuyển sinh bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Nhiều thí sinh đăng kí thêm 6 nguyện vọng
Theo đại diện một trường ĐH tại TP.HCM, quan sát số liệu từ hệ thống phần mềm xét tuyển, chỉ 2 ngày đầu điều chỉnh trực tuyến, tính trên tổng số lượng thí sinh nộp vô và rút ra, trường đã mất khoảng gần 2.000 nguyện vọng.
Còn theo nhận xét của các giáo viên phụ trách hồ sơ xét tuyển ĐH trong trường THPT, tỷ lệ thí sinh thay đổi hồ sơ NV năm nay tương đương với năm 2017, vào khoảng 70%.
Chẳng hạn, giáo viên Sĩ Trung, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) thông tin, gần 2/3 số thí sinh thay đổi trong đợt này. Trong đó, chủ yếu thay đổi thứ tự nguyện vọng. Có khoảng 40% thay đổi bằng hình thức trực tuyến và gần 30% nộp phiếu điều chỉnh tại trường.
Còn ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), ông Phạm Phương Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho hay nếu trước đây, trung bình mỗi học sinh đăng ký khoảng thí sinh nguyện vọng thì giờ thay đổi thành 8 - 9. Tính trung bình mỗi thí sinh đăng ký thêm 2 nguyện vọng sau khi tham khảo và đối chiếu phổ điểm. Ông Bình thông tin, có khoảng 40% thí sinh điều chỉnh.
Tương tự, bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ học vụ Trường THPT Marie Curie (Q.3), cho hay có hơn 120 thí sinh nộp phiếu điều chỉnh. Trong đó có thí sinh đăng ký tăng thêm 6 nguyện vọng nâng tổng số nguyện vọng của mình là 15. Bà Kim Anh cũng cho hay, số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng cũng tương đương năm trước.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), cho biết trong tổng số 800 học sinh lớp 12 đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thì có khoảng 100 học sinh đổi nguyện vọng trực tuyến và 264 học sinh thay đổi bằng phiếu, nghĩa là điều chỉnh tăng thêm nguyện vọng.
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh