>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015 >> Điểm chuẩn đại học 2015


Tuyển sinh 2015: Lo bảo mật, nhiều đại học không công bố họ tên thí sinh

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 1) và một số trường đại học quyết định không công bố họ tên thí sinh trong danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết việc công bố điểm của thí sinh năm 2015 của trường sẽ không đưa họ tên thí sinh lên mạng.

Sau khi cập nhật dữ liệu của thí sinh, trường này sẽ chỉ thông báo tổng số thí sinh đang nộp hồ sơ hiện tại là bao nhiêu và dự báo mức điểm trúng tuyển theo ngành tại thời điểm đó.

"Thí sinh bên ngoài và gia đình có thể theo dõi và nộp hồ sơ vào trường để cân nhắc việc rút, nộp hồ sơ của mình" - ông Điền cho biết. Một lí do quan trọng khác được vị trưởng phòng đưa ra đó là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cho thí sinh, tránh chuyện sử dụng dữ liệu sai mục đích của các tổ chức và cá nhân bên ngoài. "Hơn nữa nếu công khai toàn bộ dữ liệu của thí sinh, chúng tôi e sẽ có thời điểm mạng truy cập của trường bị nghẽn vì quá đông người vào cùng lúc" - ông Điền cho hay.

Về phía thí sinh đăng ký nộp hồ sơ vào trường, các em sẽ được cấp một tài khoản truy cập. Tại đây các em có thể theo dõi danh sách đầy đủ họ tên, điểm thi của mình và các thí sinh khác.

Theo ông Điền, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã trao đổi với lãnh đạo Bộ GD-ĐT và được sự đồng ý về việc này.

Chiều muộn ngày 3/8, bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết do dữ liệu điểm thi của thí sinh cơ sở 2 (TPHCM) đã công bố nên trường sẽ cân nhắc việc có đưa cả họ tên của thí sinh ở các cơ sở còn lại của trường hay không.

Đến tối 3/8, trường đã loại bỏ việc công bố họ tên của thí sinh, chỉ để lại số báo danh trong việc công bố dữ liệu hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Tương tự, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cũng tiến hành việc loại bỏ họ tên của thí sinh trong bảng cập nhật dữ liệu hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường.

Nhiều đại học chưa kịp công bố dữ liệu thí sinh

Theo quy định trong ngày 3/8 các trường đại học phải tiến hành việc cập nhật và công bố dữ liệu thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Tuy nhiên đến sáng 4/8, website của nhiêu trường đại học vẫn để trống thông tin này.

Tại website Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thông tin mới nhất được cập nhật vào ngày 31/7/2014 thông báo về quy định xét tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2015 của trường.

Website Học viện Chính sách-Phát triển hiện cũng chỉ có thông báo xét tuyển nguyện vọng 1 vào đại học hệ chính quy năm 2015.

Tại trang thông tin của Học viện Quản lí giáo dục ở mục tuyển sinh đại học chính quy chỉ có thông tin điểm chuẩn trúng tuyển của năm 2013. Thông báo mới nhất của trường là xét tuyển đại học chính quy năm 2015.

Tương tự, tại phần thông tin tuyển sinh 2015 của Trường ĐH Công đoàn hiện vẫn chưa có danh sách thí sinh đã nộp hồ sơ nguyện vọng 1 vào trường.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong thư mục tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện mới cập nhật thông tin hướng dẫn đăng ký xét tuyển vào trường năm 2015.

Đây cũng là tình hình chung của nhiều trường như: Trường ĐH Điện lực, Trường ĐH Khoa học-Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW, Trường ĐH Thương mại,...

Website Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng phải chờ lâu mới truy cập được.

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Tất cả các trường đều có trang web. Quy chế đã công bố điều này"

Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tuyển sinh theo 2 phương thức

Ngày 3.8, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) đã có thông báo xét tuyển bậc ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2015.

Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tuyển sinh theo 2 phương thức - ảnh 1
Giảng viên và sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn - Ảnh: T.N
Theo đó, học sinh (HS) tốt nghiệp các trường THPT chương trình của Bộ GD- ĐT có thể xét tuyển vào trường theo 2 phương thức. Cụ thể, phương thức 1 là xét tuyển dựa vào kết quả lớp 12 với điều kiện: Tốt nghiệp THPT; Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6,5 trở lên (bậc ĐH) và 6,0 trở lên (bậc CĐ); Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 của 3 môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 6,5 trở lên ( bậc ĐH) và 6,0 trở lên (bậc CĐ); Xếp loại hạnh kiểm từ Khá trở lên.
Phương thức 2 là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo mức điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định như sau:

Tên ngành

Mã ngành

Khối thi

Mức điểm xét tuyển

BẬC ĐẠI HỌC

Quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Thương mại quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Quản trị du lịch, Marketing).

D340101

A, A1, D1

 

 

15

 

 

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

15

Khoa học máy tính

D480101

A, A1, D1

15

BẬC CAO ĐẲNG

Quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại, Marketing).

C340101

A, A1, D1

 

12

Tiếng Anh

C220201

D1

12

Đối với học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài hoặc học sinh học các trường quốc tế tại Việt Nam, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.
Ngoài ra, thí sinh đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt không yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào. Còn thí sinh đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh cần đạt yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào hoặc tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh do SIU tổ chức. Nếu chưa đạt yêu cầu, thí sinh sẽ được học tiếng Anh để đạt trình độ học chính thức.
Bên cạnh đó, trường còn có chính sách học bổng dành cho thí sinh có kết quả xét tuyển cao.

Đại học Ngoại thương có thí sinh đạt 37,5 điểm

Đại học Ngoại thương Hà Nội có một thí sinh đạt 37,5 điểm xét tuyển NV1 vào trường năm 2015.
Theo số liệu Đại học Ngoại thương công bố đến 17h ngày 3/8, thí sinh đạt 37,5 điểm dự thi vào ngành Ngôn ngữ Anh vẫn là thí sinh có điểm số cao nhất nộp hồ sơ vào trường.
ĐH Ngoại thương Hà Nội: Cơ sở này không công bố tên thí sinh nộp hồ sơ. Thí sinh cao điểm nhất nộp hồ sơ vào ngành Ngôn ngữ Anh đạt 37,5 điểm (đã nhân hệ số môn tiếng Anh). Ngành này nhận được 121 hồ sơ (tổng số 150 chỉ tiêu).
Ở khối A ngành Kinh tế, thí sinh dẫn đầu đạt 31 điểm. Khối D1 của ngành này có điểm cao nhất là 28,5. Hiện tại ngành kinh tế đã có gần 300 thí sinh nộp hồ sơ, chiếm trên 1/3 chỉ tiêu dự kiến của ngành.
ĐH Ngoại thương TP.HCM: Ở tổ hợp môn khối A, thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất là Lê Trường Hải với 29 điểm. Trong khi đó, khối A1, Nguyễn Phạm Khánh Minh đang đứng đầu với 29,25 điểm.
Còn Trương Huỳnh Thảo My đạt 28,5 điểm, đứng đầu khối D1.

Quảng Ngãi có thí sinh đạt điểm thi cao nhất nước

Theo Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, toàn tỉnh có 43 thí sinh có điểm xét tuyển vào ĐH đạt từ 27 điểm trở lên.

Trong đó, Kiều Quốc Sang, học sinh Trường THPT Ba Gia, là thí sinh có số điểm xét tuyển vào ĐH cao nhất ở Quảng Ngãi và là một trong 4 thí sinh đạt điểm cao nhất nước. Kết quả điểm thi khối B của Sang là 29,25 điểm (toán 10; hóa 10; sinh 9,25); khối A 27,5 điểm (toán 10; hóa 10; lý 7,5).
Với thành tích này, Sang đã được Sở GD-ĐT Quảng Ngãi và UBND H.Sơn Tịnh tặng giấy khen và tiền thưởng 10 triệu đồng. Dù bị tật ở chân từ nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng Sang đã nỗ lực đạt nhiều thành tích cao trong học tập.

Thí sinh vào ĐH Bách khoa điểm cao nhất 9,58

Với việc tính điểm xét tuyển sinh năm 2015 thay đổi, tính tới thời điểm sáng 4/8, theo danh sách công bố của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thí sinh có điểm cao nhất đạt 9,58 điểm. Hiện tại đã có 2144 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Theo danh sách xếp hạng tạm thời được nhà trường công bố theo từng ngành, số lượng thí sinh có điểm số trong khoảng từ 7 điểm đến trên 8 điểm chiếm phần đông. Tuy nhiên khá nhiều em đạt điểm xét từ 9 điểm trở lên.

Thí sinh có điểm xét cao nhất hiện tại là Đoàn Đức Tùng và Dương Văn Tiến đăng ký ngóm ngành KT21 với điểm xét là 9,58.
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2015 sẽ được xác định cho từng nhóm ngành, không có sự khác biệt giữa các tổ hợp môn thi.

Thí sinh đăng ký ĐH Kinh tế TP HCM điểm cao nhất 27,25

Tính đến 16h ngày 3/8, thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào ĐH Kinh tế TP HCM là Võ Nguyễn Vũ Toàn, với 27,25 điểm.
Đại học Kinh tế TP HCM đã công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp.

Thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất 27,25 điểm, khối A, ngành Quản trị Kinh doanh. Một số thí sinh khác đạt 25,75 điểm là Nguyễn Thùy Trang (ngành Marketing) và Nguyễn Kim Cương (Quản trị Kinh doanh).

Với ngành Kinh tế, thí sinh cao điểm nhất là Ngô Thùy Hương Giang với 25,5 điểm. Nguyễn Thành Đạt đứng đầu ngành Hệ thống Thông tin Quản lý với 24,75 điểm.

Đối với khối A1, đứng đầu các ngành phần lớn là thí sinh đạt 25,5 điểm

Đại học Cần Thơ xuất hiện thí sinh được 28,25 điểm

Thí sinh Ngô Bá Lộc được 28,25 điểm, đăng ký ngành Chính trị học hiện là người có điểm số cao nhất nộp hồ sơ xét NV1 vào đại học Cần Thơ.

Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng ít nhất ba ngày một lần công bố danh sách thí sinh trúng tuyển từ cao xuống thấp để thí sinh theo dõi.

Thí sinh Ngô Bá Lộc được 28,25 điểm, đăng ký ngành Chính trị học hiện là người có điểm số cao nhất nộp hồ sơ xét NV1 vào đại học Cần Thơ.
Trường Đại học Cần Thơ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 7g30 ngày 01/8/2015 đến 17g00 ngày 20/8/2015.

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải thỏa mãn cả 3 điều kiện.

Có "Giấy chứng nhận kết quả thi" dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 (ĐỢT 1) do các trường đại học chủ trì cụm thi cấp và có đăng ký sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ.

Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (Cao đẳng chuyên nghiệp đối với thí sinh liên thông);

Điểm xét tuyển tối thiểu là 15 điểm (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) và không có môn thi nào trong tổ hợp 3 môn thi đó có kết quả từ 1 điểm trở xuống. (Điểm xét tuyển = tổng điểm 3 môn thi dùng để xét tuyển của thí sinh cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng).

Sáng 4/8,  thí sinh có điểm cao nhất nộp hồ sơ vào Đại học Cần Thơ là Ngô Bá Lộc, đạt 28,25 điểm, đăng ký ngành Chính trị học.

Ngành Giáo dục Công dân, Huỳnh Tuấn Kiệt là người dẫn đầu, với 27,75 điểm.

Ngành Công nghệ Sinh học, Trần Hữu Ngưng được 26,5 điểm. Một số thí sinh đứng đầu ở các ngành khác:

Bảo vệ Thực vật, thí sinh Trương Minh Tài: 24,25 điểm;

Bệnh học Thủy sản, Lê Quốc Trung: 22,75 điểm;

ngành Chăn nuôi, Nguyễn thị Trang Phượng: 24 điểm;

Công nghệ Chế biến Thủy sản, Trương Ngọc Duyên đạt 25,75 điểm; C

Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Lê Hoàng Tuấn: 25,25 điểm.

Công nghệ Rau quả và Cảnh quan: Nguyễn Phúc Nhân: 22 điểm.

Công nghệ Sau thu hoạch, Lê Thị Bé Tư: 24,5 điểm;

Công nghệ Thông tin, Nguyễn Thị Mỹ Duyên: 25,5 điểm;

Công nghệ Thông tin (học tại Hòa An), Hứa Trần Tiếu Lâm: 22,75 điểm;

Công nghệ Thực phẩm, Nguyễn Thị Trâm Anh: 25,5 điểm;

Hóa học, Trần Vĩnh Thuận: 26, 25 điểm.

Nhân rộng mô hình trường học mới ở bậc THCS

Hôm qua, nhiều trường trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đã tổ chức đón học sinh đầu cấp nhập trường, làm quen với môi trường học tập mới.

Mô hình trường học mới (VNEN) tiếp tục được nhân rộng trong năm học này. Năm học 2015 - 2016 có 2.508 trường tiểu học đăng ký. Theo Bộ GD-ĐT, kể cả các trường nhân rộng từng phần (trên 2.000 trường), trong năm học 2015 - 2016, đã có hơn 1/3 số trường tiểu học trên cả nước tổ chức lớp học theo VNEN.
Mô hình này cũng đã được áp dụng thí điểm ở cấp THCS với số lượng tăng lên rất nhiều so với năm học trước. Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết cả nước có 1.600 trường THCS đăng ký thực hiện mô hình VNEN trong năm học mới 2015 - 2016. Con số này ở năm học trước là 24 trường.
Năm học mới này, Hà Nội triển khai thí điểm 6 trường THCS thực hiện mô hình trường học mới. Theo ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, mô hình VNEN sẽ được Hà Nội triển khai theo hướng mở. "Không phải triển khai tất cả các khối, không phải tất cả các môn. Môn nào tốt, khối nào tốt thì triển khai trước", ông Quang nói.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, chia sẻ: Ở cấp THCS, mô hình VNEN sẽ không có đề án và kinh phí như tiểu học. Chương trình giảng dạy được Bộ biên tập từ chương trình hiện hành và áp dụng đối với trường học 1 buổi/ngày. Do đó, tài liệu hướng dẫn dạy học theo mô hình VNEN sẽ chỉ còn 8 môn là toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên (tích hợp 3 môn vật lý, sinh học, hóa học), khoa học xã hội (tích hợp 2 môn lịch sử và địa lý), tin học, công nghệ, giáo dục công dân và hoạt động giáo dục (gồm các môn âm nhạc, mỹ thuật và thể dục). Riêng với môn ngoại ngữ, nếu trường nào giáo viên và học sinh đạt chuẩn mới học theo mô hình VNEN, còn không thì thực hiện theo chương trình hiện hành.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết với mô hình VNEN, trên nền kiến thức đang học, các môn học được thiết kế khoa học hơn, thuận tiện cho việc dạy và học tích hợp liên môn
Tổng hợp