Khiếu nại vì... điểm cao

Người thầy chấm bài mà thiếu trách nhiệm, đọc qua loa rồi cho điểm không chính xác học sinh sẽ coi thường.  Chuyện xảy ra bốn năm trước. Khi tôi đang dạy khối lớp 12, khoảng giữa học kỳ 1 tôi nhận được tin nhắn của học trò với nội dung như sau:  “Em là Vân lớp 12/11. Em có việc muốn nhờ thầy. Mấy bài kiểm tra lần trước em không nghĩ sẽ đạt điểm cao như thế, vì em thấy bài mình làm thiếu sót khá nhiều ý. Vì thế em mong bài kiểm tra chất lượng lần này thầy chấm khắt khe hơn. Em muốn được nhận số điểm đúng với thực lực của mình. Em cảm ơn thầy”.

Điểm tin giáo dục, tuyển sinh du học ngày 24/09

Điểm tin giáo dục, tuyển sinh du học ngày 24/09

Đọc xong tin nhắn, trong tôi pha trộn nhiều cảm xúc. Đầu tiên là ngạc nhiên, phải nói là hết sức ngạc nhiên. Thông thường học sinh chỉ thắc mắc vì sao bài mình làm như thế mà điểm thấp, thậm chí còn tìm cách gian lận trong học hành thi cử để được điểm cao, chứ thắc mắc vì sao bài của mình điểm cao thì quả là hiếm thấy. Sau ngạc nhiên là cảm giác... giật mình xen lẫn xấu hổ. Bởi trong tin nhắn của em có hàm ý phê bình cách chấm bài thiếu trách nhiệm khi “bài làm thiếu sót khá nhiều ý” mà vẫn được điểm cao.Đọc thêm: Lập kế hoạch Digital Marketing

Điều đó thật tai hại. Người thầy chấm bài mà thiếu trách nhiệm, đọc qua loa rồi cho điểm không chính xác học sinh sẽ coi thường. Đáng nói hơn, nếu bài xứng đáng điểm thấp mà chấm điểm cao là lừa dối học sinh, làm cho học sinh ảo tưởng, ngộ nhận về khả năng của mình. Ngược lại, nếu bài xứng đáng điểm cao cho điểm thấp cũng có tội lớn với học sinh, làm học sinh nản chí, không còn động lực phấn đấu. Đôi lúc những bộn bề và lo toan của cuộc sống khiến người thầy làm chưa tốt trách nhiệm chấm bài của mình. Đọc tin nhắn của học trò mà giật mình, xấu hổ. Nghĩ được như vậy tôi thấy mình phải cảm ơn cô học trò đã gửi tin nhắn này rất nhiều.

Hôm sau tôi quyết định gặp riêng em và được em tâm sự thật lòng: “Năm nay em thi đại học nên rất muốn biết năng lực thật sự của mình đến đâu để cố gắng chứ em không có ý phê bình thầy chấm bài cẩu thả đâu ạ”.  Tôi cũng thật lòng khen ngợi sự dũng cảm, trung thực của cô học trò ấy và không quên động viên em cố gắng học hành để thực hiện ước mơ thi đỗ đại học của mình. Năm đó em thi đỗ đại học.

Tôi không biết lời động viên của tôi có góp phần giúp em thực hiện ước mơ của mình hay không, nhưng tôi biết chắc rằng tin nhắn của em đã giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện chức trách của một nhà giáo. Nếu ngày đó tôi cố chấp nghĩ rằng tin nhắn của em thể hiện thái độ hỗn láo, trịch thượng, dám phê bình giáo viên chấm bài qua loa, cẩu thả thì tôi đã đánh mất hình ảnh người thầy trong em và đánh mất cơ hội học những bài học quý báu về chức trách người thầy.

Nhà trường đột ngột tăng học phí gấp đôi?

Nhà trường yêu cầu sinh viên nộp học phí trước nhằm hạn chế tình trạng sinh viên nợ học phí. Đầu năm học 2014-2015, Trường đại học Văn hóa (TP.HCM) bất ngờ thông báo chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Nhà trường yêu cầu sinh viên hệ đại học chính quy đóng học phí theo tín chỉ, nhân hệ số cho những môn chuyên ngành.  Theo cách tính này, chúng tôi phải đóng 4,5 triệu đồng/học kỳ, tính luôn các khoản khác là khoảng 5 triệu đồng. Trong khi năm ngoái, số tiền cả năm của chúng tôi là khoảng 4,5 triệu đồng.

Hàng trăm giáo viên trước nguy cơ thất nghiệp

Khoảng hơn 2 tuần qua, hàng trăm giáo viên, nhân viên đang làm việc tại các trường tiểu học, THCS thuộc H.Gio Linh (Quảng Trị) lo lắng trước thông tin sẽ bị huyện chấm dứt hợp đồng. Theo Phòng Nội vụ H.Gio Linh, năm học 2013 - 2014, toàn huyện có khoảng 266 giáo viên, nhân viên theo dạng hợp đồng có thời hạn 1 năm, trong số này nhiều người đã công tác trong ngành giáo dục gần 10 năm. Tháng 5 và tháng 8.2014, tất cả số giáo viên, nhân viên này đều đã hết hợp đồng lao động và đến nay vẫn chưa được phía huyện ký lại. Nguyên nhân là H.Gio Linh không đủ ngân sách để chi trả lương. Ông Trần Đình Minh, Phó trưởng phòng Nội vụ H.Gio Linh, cho hay huyện đang rà soát và sẽ ký hợp đồng lại vào đầu tháng 10 nhưng thời hạn chỉ có 3 tháng và sẽ không ký lại hết với 266 giáo viên, nhân viên.

Đề xuất ưu đãi trường mầm non ngoài công lập

Theo tin từ Văn phòng UBND TP.HCM, nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng trường lớp mầm non, UBND TP đã kiến nghị các bộ ngành T.Ư xem xét chế độ ưu đãi cho trường mầm non ngoài công lập. Cụ thể, nhà nước miễn tiền thuê đất cho trường ở các huyện ngoại thành, quận mới thành lập, giảm 50% tiền thuê đất đối với trường ở các quận nội thành khác và khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Đồng thời miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp cho cá nhân và tổ chức đầu tư xây dựng trường mầm non ngoài công lập.

Ngày hội cung cấp thông tin du học Mỹ

Ngày 25.9, Trung tâm Mỹ tại TP.HCM - USA Education (lầu 8, Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q.1) sẽ tổ chức Ngày hội tựu trường. Sự kiện diễn ra từ 8 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, nhằm hướng dẫn sinh viên Việt Nam có được những quyết định đúng đắn trong quá trình chọn trường tại Mỹ.  Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp thông tin về các chương trình trao đổi và các cơ hội hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn thông tin/dịch vụ có sẵn tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, cập nhật về quy trình nộp đơn xin thị thực và những hướng dẫn giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống học tập tại Mỹ… Các cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ sẽ có mặt để cùng thảo luận và chia sẻ những trải nghiệm và đời sống sinh viên.

Tổng hợp từ Báo tuổi trẻ, báo thanh Niên phiên bản web ngày 24/09/2014