Mức điểm sàn trên và mức điểm sàn dưới
Nhiều trường đã rất bất ngờ trước phương án có 2 mức điểm sàn mà bộ GDĐT đã đề nghị trong những ngày qua, có lẽ nào đây là một cách phân biệt "giai cấp" của sinh viên, giai cấp của trường đào tạo. Sau này sinh viên xin việ có lẽ nào chủ doanh nghiệp soi xét xem ngày xưa 71ng viên thi đại học được bao nhiêu điểm, đạt điểm sàn loại nào mới tuyển dụng chăng?
Phương án này theo các chuyên gia giáo dục hàng đầu là không khả thi, nếu thật sự chưa có giải pháp triệt để và hiệu quả thì nên giữ lại một mức điểm sàn như các năm trước (xem bài điểm sàn đại học các năm trước)
Điểm sàn đang phân biệt Thí sinh, Trường đại học
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cho rằng điểm sàn do Bộ GD-ĐT định ra chỉ là mức tối thiểu để cho một thí sinh (TS) có thể đủ điều kiện vào được ĐH, chứ không có nghĩa đạt điểm sàn là TS đậu ĐH, vì mỗi trường có một điểm chuẩn riêng. Do dó, điểm sàn chỉ cần 1 mức.
Theo PGS-TS Ngoạn, vẫn đề cốt lõi là bộ phải xem lại cách tính điểm sàn. Điểm sàn phải là điểm trung bình các môn thi của TS theo từng khối thi. Từ mức điểm này, TS xem xét vào các trường ĐH. “Trường nào không tuyển sinh được thì đó là việc của trường. Không thể vì có trường không tuyển sinh được mà phải đưa ra thêm cách tính “sàn trên, sàn dưới”. Nếu trường không tự nâng cao chất lượng, thương hiệu thì dù có hạ điểm sàn TS vẫn không vào học” - PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn nói.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, trúng tuyển mức điểm sàn dưới thì sinh viên sẽ khó theo kịp chương trình, trước sau cũng bị sàng lọc. Ngoài ra, chính sách của bộ là không phân biệt loại hình trường, không phân biệt bằng cấp, nên việc xác định 2 điểm sàn sẽ dẫn đến việc phân biệt trường này, trường kia, thậm chí có sự phân biệt bằng cấp khi sinh viên tốt nghiệp trường điểm sàn trên và trường điểm sàn dưới.
Tại sao phải có 02 chuẩn song song
Điểm sàn đại học mang tính chuẩn mực, đánh giá được trình độ số đông học sinh, buộc học sinh phải cố gắng để có thể vượt qua cử ải này trước khi thực hiện ước mơ đại học. Vì vậy, theo các chuyên gia về giáo dục không nên có 2 mức điểm sàn cùng lúc, chẳng khác nào đưa ra 2 chuẩn cùng lúc.
Bộ nên tính toán lại về chỉ tiêu các năm trước, các trường thiếu đủ như thế nào và từ đó sẽ đưa ar được một mức sàn hợp lý, vừa đủ số lượng thí sinh cho các trường tuyển sinh vừa có thể đánh giá chất lượng thí sinh một cách chính xác. Và cũng không nên có sự chênh lệch quá lớn giữa mức điểm sàn các năm liền kề nhau.
PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng xác định mức điểm sàn là để bảo đảm chất lượng nguồn tuyển sinh vào ĐH-CĐ, do đó việc hạ mức điểm sàn như kiểu “mở cửa sau” để cho các trường tuyển sinh được sẽ rất nguy hiểm, gây lộn xộn. Theo ông Xê, mấu chốt của vấn đề cần giải quyết đó là khâu ra đề thi. Điểm sàn nhiều năm rồi chưa đạt đến mức điểm trung bình là do đề thi khó. “Đề thi đầu vào chỉ đánh giá kiến thức của các môn học cơ bản, khi vào ĐH mới đào tạo chuyên sâu, do đó không nên ra đề quá khó hay mang tính chất đánh đố” - ông Xê nói.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng đầu vào hiện nay chỉ thi 3 môn cho nên việc đánh giá năng lực của TS chỉ ở mức tương đối. Do đó, cần có cải cách tuyển sinh dựa trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố, trong đó có cả quá trình học phổ thông, chứ không chỉ căn cứ vào điểm thi đầu vào. “Hiện bộ quá quan trọng yếu tố thi đầu vào, trong khi đó không nỗ lực tập trung vào vấn đề kiểm định chất lượng, không có biện pháp đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng đầu ra. Việc buông lỏng đánh giá, kiểm định gây nên sự mơ hồ cho cả người học lẫn nhà tuyển dụng” - PGS-TS Tống nói.
Một giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM cũng cho rằng bộ nên hướng tới việc giao quyền tuyển sinh cho các trường và tăng cường giám sát chất lượng để xã hội đánh giá công khai, tránh việc sản phẩm các trường đào tạo ra không có người sử dụng. “Những trường không đủ khả năng tuyển sinh do không đạt chất lượng thì phải chấp nhận đóng cửa, nếu cứ duy trì mà chất lượng nguồn nhân lực thấp thì ai sẽ chịu trách nhiệm?”- giảng viên này nói.
Các trường ngoài công lập phản đối 2 điểm sàn
Tại buổi họp của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ngày 4-4 tại Hưng Yên, nhiều hiệu trưởng đã đề nghị không nên có 2 điểm sàn như phương án mà Bộ GD-ĐT bởi đưa ra 2 mức điểm sàn là đẩy các trường ngoài công lập xuống “công dân” hạng 2.
Lãnh đạo các trường khẳng định vấn đề mấu chốt để tồn tại được là phải có nguồn tuyển. Chính vì thế, Bộ GD-ĐT cần ra đề phù hợp hơn để có phổ điểm tương đối. GS Hoàng Xuân Sính, Trường ĐH Thăng Long, kiến nghị bộ cần đầu tư, không ra đề kiểu đánh đố là thay đổi thang điểm cho phù hợp, nâng tỉ lệ thí sinh có điểm trên sàn lên cao hơn. Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho hay thống kê trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2013 cho thấy năm 2013, tổng chỉ tiêu cả các trường ĐH, CĐ là 642.657, trong đó riêng các trường công lập đã chiếm 512.502 chỉ tiêu, với quy định cho phép các trường được tuyển vượt chỉ tiêu khoảng 10% thì không còn nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập. Lãnh đạo các trường kiến nghị bộ phải bảo đảm để các trường công tuyển đúng chỉ tiêu, nếu tuyển vượt thì số chỉ tiêu đó phải chuyển sang các trường ngoài công lập.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về:
Điểm sàn đại học 2013 sẽ có 2 mức khác nhau
Quan điểm về điểm sàn đại học của bộ giáo dục là không ưu tiên
Điểm sàn đại học vẫn phù hợp với cách tuyển sinh hiện nay
Kenhtuyensinh
Tổng hợp