Tin liên quan:

>> Chỉ tiêu nguyện vọng 2 ồ ạt xét tuyển

>> Điểm sàn đại học cao đẳng chính thức

>> Những phân tích về điểm sàn đại học cao đẳng

Với mức điểm sàn tương đương năm 2011mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, chất lượng điểm thi của thí sinh không đều, nhiều trường top dưới lại phải đối mặt với nguy cơ không tuyển đủ sinh viên...

Bộ nói “thừa”...

Theo tính toán của Hội đồng điểm sàn (Bộ GDĐT), với mức điểm sàn vừa được công bố, sẽ có khoảng 218.000 thí sinh (TS) trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1) và còn hàng trăm nghìn TS có cơ hội trúng tuyển các NV kế tiếp. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phân tích: “Với mức điểm sàn này, hệ số dư và hệ số dịch chuyển của TS đã cao hơn năm trước rất nhiều.

 

Điểm sàn có cân đối được chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2012, điểm sàn, điểm sàn đại học 2012, điểm thi đại học 2012, điểm chuẩn đại học 2011, điểm chuẩn đại học 2012, nguyện vọng 2 năm 2012, nguyện vọng 2

 


Cụ thể, với khối A, tỷ lệ số TS dư so với chỉ tiêu còn cao gấp 1,8 lần, khối B là trên 10 lần, khối C và D là trên 2,5 lần. Với tỷ lệ dư cao như vậy, các trường sẽ có nguồn tuyển khá dồi dào. Con số này đã được tính khả năng TS ảo, TS dịch chuyển từ vùng này sang vùng kia”.

Ông Ga cũng cho biết thêm, những năm trước chỉ với 2 NV, thí sinh chỉ có thể xét tuyển ở 2 nơi với xác xuất trúng tuyển thấp. Năm nay, để đảm bảo khả năng trúng tuyển của TS cao hơn, Bộ đã có chủ trương cho các trường xét tuyển nhiều đợt, TS được đăng ký nhiều NV và không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước...

Theo ông Ga, kể cả một số vùng kêu thiếu nguồn tuyển như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, khu vực miền Trung đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều đã tự cân đối được nguồn tuyển, do lượng TS có hộ khẩu thường trú ở những vùng này có điểm trên sàn cao hơn các năm trước.

Vì vậy, những trường nằm trong khu vực này không phải trông chờ nhiều vào nguồn TS dịch chuyển từ vùng khác đến nộp hồ sơ xét tuyển. Chỉ riêng các trường khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn khó khăn về nguồn tuyển tự có này.

Ông Đỗ Văn Xê - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Với mức điểm sàn của Bộ GDĐT năm nay trường cũng đã cân đối được nguồn tuyển, chỉ còn khoảng 10 ngành phải xét thêm NV với gần 1.000 chỉ tiêu. Khối ngành nông - lâm bị “mang tiếng” là ế ẩm nhiều năm qua cũng đã khởi sắc với nhiều thí sinh đạt điểm cao và điểm chuẩn đầu vào tăng”.

Trường top dưới “méo mặt”

Tuy nguồn tuyển được dự báo là khá dồi dào nhưng đối với các trường top dưới, đặc biệt là với khối trường ngoài công lập nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu luôn luôn là nỗi “ám ảnh” mỗi mùa tuyển sinh.

Ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng bày tỏ: “Điểm sàn tăng, mặc dù thời gian xét tuyển có kéo dài nhưng lượng hồ sơ ảo lại tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH công lập cũng lấy điểm chuẩn trúng tuyển và xét tuyển sát sàn như thế thì làm gì còn TS cho khối trường top dưới”.

Tương tự, với 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh bằng các NV, lãnh đạo Trường ĐH Thành Tây cũng lo ngại với mức điểm sàn tăng, trường này sẽ rất khó tuyển được 1/2 chỉ tiêu như năm 2011.

Hiệu trưởng Trường ĐH Hoà Bình – ông Đặng Ứng Vận thì cho rằng, Bộ GDĐT nên có giải pháp giúp các trường ĐH dân lập tuyển đủ chỉ tiêu bằng cách giới hạn điểm xét tuyển của khối trường công lập phải cao hơn điểm sàn (không nên bằng điểm sàn) để có khoảng trống cho các trường top dưới.

Giải thích về vấn đề này, Thứ trưởng Ga cho biết, Bộ đã tính toán mức điểm sàn để số thí sinh đủ điều kiện xét tuyển lớn gấp nhiều lần tổng chỉ tiêu còn thiếu của các trường, trong đó có khối dân lập. “Vấn đề là các trường phải làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút được thí sinh. Bởi lẽ, nhiều thí sinh mặc dù điểm thi trên sàn nhưng chấp nhận học lại, thi lại để vào được trường có uy tín, mình thích” - Thứ trưởng Ga nhận định.

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: Danviet)