“Theo tính toán, nếu điểm sàn 18 điểm thì đợt 1 chỉ tuyển sinh được 74% tổng chỉ tiêu. Nếu điểm sàn là 13 điểm thì đợt 1 tuyển được 87% tổng chỉ tiêu”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga phân tích.


Điểm sàn có ảnh hưởng tới xét tuyển đợt 1 không? - Ảnh 1

Thứ trưởng Ga cho biết với mức điểm 15,5 điểm, hệ số dôi dư khoảng 1,39, về lý thuyết đảm bảo cho các trường có đủ nguồn tuyển.

Tuy nhiên không phải thí sinh nào có mức điểm trên \'sàn\' cũng đăng kí nhập học, vì thế tình trạng một số trường thiếu chỉ tiêu vẫn có thể xảy ra, nhiều trường sẽ vẫn phải tuyển sinh các đợt tiếp theo sau khi đã tuyển đợt 1.


Điểm sàn có ảnh hưởng tới xét tuyển đợt 1 không? - Ảnh 2

Theo số liệu do Bộ GD-ĐT cung cấp, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi, trong đó số đăng kí xét tuyển khối A là 883.768, chiếm 34,59%, khối A1 có 286.760 thí sinh, chiếm 11,2%, khối B có 282.984 thí sinh, chiếm 11,08%, khối C có 277.722 thí sinh, chiếm 10,87%, khối D1 có 608.632 chiếm 32,82%.

Phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên dao động từ 17,51-18,38. Trong 5 khối thi truyền thống là A,A1, B,C.D,  khối D có số lượng thí sinh đạt 15,5 điểm trở lên nhiều nhất (403.404 thí sinh), tiếp đến là khối A với 272.130 thí sinh, khối B 254,008 thí sinh, khối A1 251,437 thí sinh, khối C có ít nhất với 233.909 thí sinh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mặc dù số lượng thí sinh khối D có mức điểm trên \'sàn\' cao nhất nhưng tổng số nguyện vọng vào khối D chỉ có 24%, trong khi đó có gần 35% tổng số thí sinh có nguyện vọng vào khối A.

Theo Tuổi Trẻ

Xem thêm: Điểm chuẩn các trường đại học 2017