ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013
Ngày 16-7, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo “Phân luồng học sinh sau trung học giai đoạn 2013-2020”.
30% học sinh học nghề sau THCS
Khó khăn trước mắt là chính sách phân luồng chưa nhất quán, công tác hướng nghiệp ở nhà trường chưa hiệu quả; việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, học sinh học xong khó xin việc làm.
ThS Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận: Đối với việc đào tạo nghề hệ trung cấp cho học sinh sau THCS còn khó khăn, khi các em học nghề xong, tuổi lao động còn quá nhỏ, doanh nghiệp cũng e dè trong tuyển dụng, sử dụng lao động. Đa phần các em học xong thì chọn học liên thông lên CĐ, ĐH. Muốn phân luồng đạt hiệu quả, các cấp quản lý phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu phát triển tâm sinh lý và hướng phát triển của học sinh sau khi tốt nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết: Công tác phân luồng học sinh sau trung học đã giúp cho nhận thức của xã hội về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS vào con đường giáo dục nghề nghiệp được nâng cao. Các cấp, các ngành của TP thấy được ích lợi và đã có nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh và hỗ trợ cho công tác này hiệu quả hơn… Giai đoạn 2013-2015 với khoảng 75.000 học sinh tốt nghiệp THCS thì 15% sẽ được phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp
Theo Quốc Việt, phapluattp - Xem tin gốc