Trong đó, ngành Y đa khoa co 1.380 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, chỉ tiêu của ngành này là 246 (sau khi trừ đi thí sinh xác nhận tuyển thẳng và thí sinh thuộc đối tượng dự bị); ngành xét nghiệm có 50 chỉ tiêu nhưng có tới 158 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, ngành Dược có 150 chỉ tiêu thì có 388 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, ngành điều dưỡng có 150 chỉ tiêu thì cũng có tới 352 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1. Riêng ngành y học dự phòng có 50 chỉ tiêu thì có 27 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1.
GS.TS Nguyễn Văn Sơn cho biết, nếu chỉ tính thí sinh nguyện vọng 1 thì điểm chuẩn của ngành Y đa khoa của trường đã dâng cao hơn năm trước 2 điểm. “Tuy nhiên, khó khăn nhất của trường hiện nay là những thí sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 cũng đăng ký vào ngành này. Vì vậy, điểm chuẩn khó xác định được ở mức độ nào” – GS Sơn cho biết.
Trong khi đó, các trường “cùng cấp” có thể cạnh tranh đối tượng thí sinh rớt nguyện vọng 1 ở ĐH Y Hà Nội với trường ĐH Y dược Thái Nguyên gồm có ĐH Y dược Hải Phòng, ĐH Y Thái Bình, ĐH Y khoa Vinh. Do đó, “cắt” điểm chuẩn ở mức nào sau mỗi lần chạy dữ liệu của Bộ là bài toán khó đối với trường.
Trong khi đó, các trường ĐH top giữa lại đang “ngóng” xem điểm chuẩn của các trường top trên như thế nào để có thể điều chỉnh. Vì chỉ cần một trường ĐH top trên điều chỉnh, lập tức dữ liệu toàn hệ thống sẽ điều chỉnh theo.
Tuy nhiên, các trường top dưới cũng lo lắng nguồn tuyển của mình có thể bị ảnh hưởng nếu mỗi trường top trên “cấu” thêm chỉ tiêu một chút. “Chỉ cần mỗi trường lớn top trên cấu thêm 5% (vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của Bộ) thì các trường top giữa chắc sẽ có khó khăn” – lãnh đạo một trường ĐH cho hay.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, năm nay, nếu trường ĐH nào không vào nhóm xét tuyển chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc xác định ảo. Vì quy chế năm nay cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng.
Nguồn: 24h