Mới đây, Tổ chức tư vấn xếp hạng có trụ sở tại Thượng Hải công bố danh sách về 500 trường đại học hàng đầu thế giới xét theo các tiêu chí chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và đầu ra sinh viên của trường.
> Mới lên đại học tân sinh viên có cần ngay laptop không?
> Các trường đào tạo ngành sư phạm vẫn ế ẩm: "Vấn đề do đâu?"
Từ năm 2003, Tổ chức Tư vấn xếp hạng Thượng Hải đã bắt đầu đưa ra bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới hằng năm với tuyên bố "dựa trên phương pháp minh bạch và dữ liệu khách quan của bên thứ ba". Năm nay, bảng xếp hạng này còn được mở rộng đến con số 1.000 trường ĐH (từ 501 - 1.000 gọi là ứng viên) nhưng trong số này vẫn không có các trường ĐH nào của Việt Nam.
Cụ thể theo danh sách 500 trường ĐH hàng đầu thế giới, ĐH Harvard của Mỹ đứng đầu bảng vẫn đứng vị trí đầu bảng trong 16 năm liên tiếp.
Bên cạnh đó là các đại học của Anh và Mĩ đều nằm trong top 10, ĐH Stanford và Cambridge vẫn giữ vị trí tương ứng thứ 2 và thứ 3. Tiếp đó, 10 trường ĐH hàng đầu khác là MIT, Berkeley, Princeton, Oxford, Columbia, Caltech và Chicago.
Ở Châu Âu, Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tiếp tục là cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng tốt nhất (19) và ĐH Copenhagen của Đan Mạch (thứ 29 trong bảng xếp hạng) chiếm vị trí thứ hai châu Âu.
Đại học Tokyo (thứ 22) và Đại học Kyoto (thứ 35) giữ vị trí hàng đầu ở châu Á. Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc (thứ 45) được xếp hạng thứ ba trong số các trường ĐH châu Á. Ở Úc, Đại học Melbourne (thứ 38) dẫn đầu.
Theo bảng xếp hạng của Trung Quốc, các trường đại học từ Mỹ chiếm ưu thế trong danh sách tốp 500 ĐH tốt nhất năm nay với 8 trường nằm trong tốp 10, 46 trường trong tốp 100 và 139 trường nằm trong tốp 500. Trung Quốc có 62 trường ĐH nằm trong tốp 500, trong đó có 3 trường nằm trong tốp 100. Nước Anh có 39 trường ĐH nằm trong danh sách này, trong đó 8 trường ĐH thuộc tốp 100.
Ở tốp 500 ứng cử viên hàng đầu thế giới (thứ hạng từ 501- 1.000),Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có số trường nhiều nhất lọt vào, trong đó Trung Quốc có 84 trường và Mỹ có 78 trường.
Ngoài ra, trong năm nay Malaysia cũng có 2 trường lọt vào bảng xếp hạng, gồm ĐH Malaya (top 301- 400) và ĐH Khoa học Malaysia (top 401 - 500). Trong khi đó, ĐH Chulalongkorn của Thái Lan (nằm trong top 401-500 năm 2017) bị đẩy ra khỏi bảng xếp hạng 2018.
Đứng đầu khu vực Đông Nam Á vẫn là ĐH Quốc gia Singapore, đứng ở vị trí 85, đã tăng 6 bậc là 91 so với bảng xếp hạng năm 2017.
Bên cạnh đó, đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cũng được tăng thứ hạng, xếp ở vị trí 96, nhảy từ tốp 101-150 trong bảng xếp hạng 2017.
Được biết, Bảng xếp hạng học thuật các trường ĐH Thế giới của Trung Quốc được công nhận là tiền thân của Bảng xếp hạng các trường ĐH toàn cầu, thông qua 6 chỉ tiêu: Số lượng cựu sinh viên và nhân viên đoạt giải Nobel và Huy chương Fields, số lượng các bài nghiên cứu được trích dẫn cao, số bài báo đăng trên tạp chí Nature and Science, số bài báo nằm trong Danh mục trích dẫn Khoa học và hiệu suất bình quân đầu người.
Mỗi năm, có khoảng 1.500 trường ĐH được xếp hạng bởi ARWU và 500 trường đại học xuất sắc nhất sẽ được công bố.
> Thủ tướng chỉ đạo rà soát, xử lý gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018
> Hà Tĩnh: Nhiều trẻ không được nhập học do thiếu giáo viên