GIÁO DỤC | TUYỂN SINH | BAO GIAO DUC | KHOA GIÁO | GIÁO DỤC QUỐC TẾ

Tỉ phú Samuel Yin của Đài Loan (Trung Quốc) đang chuẩn bị cho ra mắt một quỹ giải thưởng được truyền thông gọi là “giải Nobel của châu Á”. Giải này – cũng giống như giải thưởng Nobel của Thuỵ Điển – sẽ dành trao cho các thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên và xã hội.

 

giai thuong nobel, giai nobel, giao duc quoc te, sai gon tiep thi

 

Nhà tài phiệt quyết lập giải Nobel châu Á

Ông Samuel Yin là người đứng đầu tập đoàn Ruentex Group, một tập đoàn có nhiều hoạt động đầu tư ở Trung Quốc. Theo tuyên bố của ông Yin, quỹ giải thưởng Tang do ông lập ra có ngân sách 3 tỉ Đài tệ, tương đương 103 triệu USD. Các giải thưởng sẽ được trao cho những người đi đầu thế giới trong các lĩnh vực khoa học y sinh, phát triển bền vững, nghiên cứu Trung Quốc, và pháp quyền. Ông Yin cho biết ông chọn các lĩnh vực này để trao giải vì đây là những lĩnh vực có tầm quan trọng đối với nhân loại nhưng không có trong danh mục bình chọn của giải Nobel 118 năm tuổi của Thuỵ Điển. Được bắt đầu trao vào năm sau, giải thưởng Tang có khoản tiền thưởng là 50 triệu Đài tệ, tương đương 1,7 triệu USD, trong khi khoản tiền thưởng của giải Nobel vào năm 2012 là khoảng 1,2 triệu USD. Giải thưởng sẽ được một hội đồng đặc biệt của viện Nghiên cứu Trung ương danh tiếng ở Đài Loan đề cử và xét duyệt.

Năm nay 62 tuổi, ông Samuel Yin có tài sản trị giá 3,1 tỉ USD, là người giàu thứ bảy ở Đài Loan, theo danh sách tỉ phú Đài Loan do tạp chí Forbes lập năm 2012. Tập đoàn Ruentex Group của ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, đến kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, hội hoạ. Năm ngoái ông từng hứa hẹn rằng sẽ dành 95% tài sản để thực hiện các hoạt động xã hội phi lợi nhuận. Ông nổi tiếng là mạnh thường quân hào phóng cho các hoạt động giáo dục và từ thiện ở Trung Quốc. Báo chí Đài Loan cho biết có đến khoảng 80.000 sinh viên Trung Quốc và Đài Loan nhận được các trợ giúp về học phí từ ông. Vào cuối những năm 80 thế kỷ trước, ông từng là người đồng tài trợ cho việc xây dựng tuyến đường sắt dài 250km ở phía Đông Trung Quốc. Ông cũng là người lập trường quản lý Guanghua trực thuộc trường đại học Bắc Kinh, nay là một trong những nguồn cung cấp cán bộ cho Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước.

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây.

Kenhtuyensinh

Theo: báo Sài Gòn Tiếp Thị