Đại Học Văn Lang

VanlangUni
(Van Lang University)
Thành lập năm: 1993
Địa chỉ:45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Giới thiệu

Cuối năm 1992, Ông Nguyễn Đắc Tâm, khi đó là Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ SEPZONE, đã lập dự án xin thành lập Trường Đại học Kinh thương tại chức Sài Gòn.

Sau khi nghị quyết số 4 của BCH Trung ương Đảng khóa VII và quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế Đại học tư thục được ban hành; những người cùng chí hướng: Ông Nguyễn Đắc Tâm, Ông Trần Trọng Biền, Ông Phạm Gia Khánh, Ông Trần Đình Bút, Ông Phạm Đình Phương, Ông Nguyễn Đình Quế, Ông Lương Xuân Hùng, Ông Nguyễn Văn Muôn đã thảo luận kế hoạch xin thành lập Trường Đại học Tư thục Kinh thương Sài Gòn.

Nhận định nhân sự là quan trọng; cần tập hợp được những nhân sĩ trí thức, những nhà quản lý giáo dục, những giáo sư kinh nghiệm, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nên nhóm sáng lập nhất trí mời PTS. Phạm Khắc Chi, khi đó là Giám đốc Công ty Tư vấn Dịch vụ Đầu tư nước ngoài (FISC), chủ trì vấn đề quy tụ nhân sự. Nhiều nhà trí thức xuất thân từ các nguồn đào tạo trong và ngoài nước dần nhận lời mời tham gia nhóm sáng lập: KS. Bùi Quang Độ, GS. Đoàn Trọng Tuyến, GS. Lưu Văn Đạt, PGS. TS. Trần Văn Chu, PGS. PTS. Cao Minh Thì, PGS. PTS. Hoàng Văn Khoan, TS. Nguyễn Văn Ngôn, TS. Lương Hữu Định, LS. Nguyễn Phước Đại, Ông Nguyễn Văn Bông, Ông Nguyễn Hữu Định, Ông Nguyễn Mạnh Thông,…

Ban Trù bị xin thành lập Trường Đại học Tư thục Kinh thương Sài Gòn gồm: Trưởng ban: Ông Phạm Khắc Chi; Phó Trưởng ban: Ông Bùi Quang Độ, Ông Nguyễn Đắc Tâm; các ủy viên: Ông Trần Trọng Biền, Ông Phạm Gia Khánh, Ông Nguyễn Văn Hiếu, Ông Nguyễn Văn Muôn; các ủy viên thư ký: Ông Lương Xuân Hùng, Ông Lý Khánh Tâm. Ông Bùi Quang Độ, khi đó là Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Tin học (GEN PACIFIC), đã tạo điều kiện để Ban Trù bị đặt văn phòng thường trực ngay tại trụ sở công ty, 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh.

Đầu tháng 10/1993, trong phiên họp mở rộng, GS. Đoàn Trọng Truyến góp ý tìm một tên khác cho Trường vì không nên dùng chữ “Sài Gòn” trong tên một tổ chức giáo dục lúc bấy giờ. Đồng thời, trước yêu cầu của thực tế, các thành viên sáng lập có ý kiến thành lập một trường đại học đa ngành chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh thương.

Ngày 15/10/1993, “Hồ sơ Trường Đại học Tư thục Văn Lang” được hoàn thiện.

Ngày 25/12/1993, Ông Phạm Khắc Chi thay mặt các thành viên sáng lập ký dơn xin thành lập Trường, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 21/01/1994, Quy chế tạm thời đại học dân lập được ban hành kèm theo quyết định số 196/TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án và hồ sơ xin thành lập Trường được sửa đổi, bổ sung thành “Hồ sơ Trường Đại học Dân lập Văn Lang”.

Ngày 31/01/1994, hồ sơ xin thành lập Trường được trình lại lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 24/3/1994, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 679/QĐ-TCCB công nhận Hội đồng Sáng lập Trường gồm 14 thành viên: PTS. Phạm Khắc Chi – Chủ tịch; GS. Lưu Văn Đạt; GS. Đoàn Trọng Truyến; PGS. TS. Cao Minh Thì; PGS. TS. Trần Văn Chu; ThS. Nguyễn Đắc Tâm; TS. Nguyễn Văn Ngôn; KS. Bùi Quang Độ; TS. Lương Hữu Định; LS. Nguyễn Phước Đại; Ông Nguyễn Hữu Định; Ông Nguyễn Văn Bông; Ông Phạm Đình Phương; Ông Nguyễn Đình Quế.

Ngày 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 71/TTg cho phép thành lập Trường Đại học Dân lập Văn Lang.

Ngày 01/3/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 639/GD-ĐT công nhận Hội đồng Quản trị của Trường gồm 7 thành viên: PTS. Phạm Khắc Chi, KS. Bùi Quang Độ, ThS. Nguyễn Đắc Tâm, PGS. PTS. Cao Minh Thì, PTS. Nguyễn Hữu Định, TS. Nguyễn Văn Ngôn, PGS. PTS. Hoàng Văn Khoan.

Ngày 18/3/1995, Hội đồng Quản trị họp phiên đầu tiên; dưới sự chủ trì của PGS. Trần Chí Đáo, khi đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng Quản trị bầu Ông Phạm Khắc Chi làm Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng.

Ngày 05/4/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 1216/GD-ĐT cho phép Trường Đại học Dân lập Văn Lang chính thức hoạt động, công nhận Ông Phạm Khắc Chi là Hiệu trưởng.

Ngày 28/4/1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 2776/KHTC cho phép Trường Đại học Dân lập Văn Lang từ năm học 1995 – 1996 được tổ chức thi tuyển sinh hệ chính quy tập trung 4.700 sinh viên ở 11 ngành: Công nghệ Thông tin, Kiến trúc, Xây dựng, Điện lạnh, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường, Quản trị Kinh doanh, Quản trị và Hướng dân Du lịch, Tài chính tín dụng – Kế toán, Kinh tế Thương mại, Luật Kinh doanh, Ngoại ngữ.

Ngày 1 – 2/8/1995, Trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh lần đầu tiên.

Ngày 17/9/1995, Trường long trọng tổ chức Lễ Khai giảng khóa 1 tại Học viện Hành chính Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Tên gọi Văn Lang

Trong một cuộc họp mở rộng vào tháng 10/1993, các thành viên sáng lập đã nhất trí với đề xuất của Ông Nguyễn Đắc Tâm, đặt tên cho ngôi trường tương lai là Văn Lang. Tên Trường được lấy theo quốc hiệu đầu tiên của nước ta, gắn với huyền sử vua Hùng dựng nước: Văn Lang. Tên gọi ấy gợi lên lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở thế hệ trẻ gắng công học tập, góp phần làm rạng rỡ non sông.

Biểu trưng

Từ tâm huyết của các nhà sáng lập hướng về thế hệ trẻ, hướng về tương lai của đất nước, trong một cuộc họp tháng 11/1993, Ông Phạm Khắc Chi đã đề xuất phương châm của Trường và được các thành viên nhất trí. Phương châm đó đã trở thành một phần biểu trưng Văn Lang: Đạo đức – Ý chí – Sáng tạo.

Tên nước Văn Lang gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn, với hình tượng trống đồng. Từ các hình ảnh các loại trống đồng sưu tầm được, xem xét đề xuất của Ông Nguyễn Đắc Tâm, các thành viên sáng lập nhất trí chọn hình trống đồng RO với họa tiết đơn giản, đẹp để thiết kế logo của Trường. 
Hai thành tố ấy đã định hình nên biểu trưng của Trường Đại học Văn Lang.

Ngày truyền thống

Mồng 10 tháng 3 âm lịch năm Ất Hợi (1994), nhằm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Trường tổ chức Lễ ra mắt tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, Trường lấy mốc thời gian này là ngày truyền thống.

Ca khúc truyền thống

Đầu tháng 8/1995, Ông Phạm Khắc Chi nhờ nhạc sĩ Nguyễn Cửu Phúc sáng tác ca khúc truyền thống của Trường. Nhạc sĩ Cửu Phúc sáng tác hai bài: Hành khúc sinh viên Văn Lang, Văn Lang đại học đường. Hai ca khúc này được trình diễn lần đầu trong Lễ Khai giảng năm học 1995 – 1996. Từ đó đến nay, bài hát Văn Lang đại học đường được chọn là ca khúc truyền thống của Trường.

Cuối năm 1992, Ông Nguyễn Đắc Tâm, khi đó là Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ SEPZONE, đã lập dự án xin thành lập Trường Đại học Kinh thương tại chức Sài Gòn.

Sau khi nghị quyết số 4 của BCH Trung ương Đảng khóa VII và quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế Đại học tư thục được ban hành; những người cùng chí hướng: Ông Nguyễn Đắc Tâm, Ông Trần Trọng Biền, Ông Phạm Gia Khánh, Ông Trần Đình Bút, Ông Phạm Đình Phương, Ông Nguyễn Đình Quế, Ông Lương Xuân Hùng, Ông Nguyễn Văn Muôn đã thảo luận kế hoạch xin thành lập Trường Đại học Tư thục Kinh thương Sài Gòn.

Nhận định nhân sự là quan trọng; cần tập hợp được những nhân sĩ trí thức, những nhà quản lý giáo dục, những giáo sư kinh nghiệm, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nên nhóm sáng lập nhất trí mời PTS. Phạm Khắc Chi, khi đó...