Sự kiện: Du học Úc

>> Xem thêm thông tin du học Mỹ, trường đại học quốc tế

Giáo sư Paul Johnson, hiệu phó trường Đại học La Trobe, cho biết nhà trường đang phải rà soát tinh giản biên chế vì thâm hụt ngân sách quá lớn.

Nguồn tin cho rằng, việc trường Đại học Victoria La Trobe đang phải đối mặt với 36 triệu đôla thâm hụt ngân sách đã trở thành điểm nóng và có thể sẽ tác động lên kế hoạch phân bổ ngân sách mới của chính phủ vào năm tới.

Theo kế hoạch của chính phủ, hệ thống mới sẽ cho phép các trường đại học tuyển sinh theo nhu cầu, không bị giới hạn về chỉ tiêu như trước đây. Trong khi với chính sách cũ, trường nào tiếp nhận quá chỉ tiêu hay chưa đủ còn bị xử phạt hành chính.

 

du hoc, thu tuc du hoc, thong tin du hoc, truong quoc te, trường quốc tế, dai hoc quoc te, đại học quốc tế, du hoc my, du học Mỹ

Hình minh hoạ, chủ đề Du học Úc

Chính phủ cho rằng, chính sách mới đưa ra nhằm khuyến khích sự lựa chọn của sinh viên đồng thời đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các trường để đạt tính hiệu quả và đa dạng hóa cao. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa ai rõ liệu chính sách mới có thực thi hay không và nếu thực thi thì sẽ như thế nào.

Giáo sư Paul Johnson cho rằng, việc thâm hụt ngân sách lên đến 36 triệu đô thực sự là biến cố tồi tệ nhất của trường và việc ông cần làm ngay lúc này là chặn đứng điều đó.

Tuy nhiên giáo sư Johnson cũng cảnh báo rằng sự không chắc chắn của hệ thống mới sẽ kiến cho Latobe hay cũng như 39 trường đại học khác của Úc khó có thể dự tính được số lượng sinh viên đăng ký cho năm học mới. Do đó, cùng với sự sụt giảm du học sinh quốc tế, một số trường ở vị thế và nhu cầu thấp bắt đầu lo lắng sẽ lâm vào khủng hoảng tài chính.

Theo ý kiến của giáo sư Johnson - chuyên gia về lịch sử kinh tế, khả năng một số trường sẽ không bắt nhịp được hệ thống mới nên dễ dẫn đến thất bại.

Tuy nhiên, Bộ trưởng bộ giáo dục đại học Chris Evans đã phát biểu trước Thượng Nghị Viện rằng những lo lắng thái quá đó là không cần thiết khi mà tỉ lệ sinh viên nhập học của trường La Troble tăng 16% từ năm 2007. Ngoài ra, theo ông, các đại học nên xem xét cắt giảm một số ngành học không phổ biến và mạnh dạn loại bỏ những sinh viên chất lượng kém.

Hiệu phó trường Đại học Công giáo Australia, ông Greg Craven tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng đây chỉ là khó khăn tạm thời trong giai đoạn chuyển đổi. Ông nói, những gì chúng ta lo lắng là không tránh khỏi nhưng mọi cái vẫn diễn ra theo tiến trình phát triển của xã hội. Đây là cuộc cải cách lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục đại học kể từ những năm của thập niên 80. Giáo sư cũng cho rằng, thay vì chỉ nghĩ đến thất bại, mọi người hãy tin tưởng rằng cải cách sẽ giúp các trường đại học có cơ hội đa dạng hóa và đổi mới toàn diện. Chúng ta có lý do để lo lắng khi chính sách mới buộc chúng ta phải trang bị lại nhiều thứ quan trọng nhưng tôi tin chúng ta sẽ thành công. Các trường đại học sẽ phải vận động trên đôi chân của mình, nếu trường nào biết cách làm tốt thì sẽ đứng vững.

Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó thì hệ thống mới có thể dẫn đến sự phân hóa nhiều cấp độ. Những trường với truyền thống và danh tiếng lâu đời nhất cùng với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có lợi thế canh tranh hơn hẳn. Để lại sau đó là các trường ở các khu vực, ngoại ô xa xôi phải chật vật cạnh tranh để bật lên.

Chủ trương không hạn mức chỉ tiêu của chính phủ sẽ kích thích các trường đại học tăng tốc để đạt đến mục tiêu 40% dân số Úc trong độ tuổi từ 25-40 có bằng tốt nghiệp đại học vào năm 2025.

Chính phủ cũng đã có bước chuẩn bị cho các trường trong hai năm qua khi cho phép các trường đại học tuyển sinh theo khả năng và hỗ trợ ngân sách cho 10% vượt quá chỉ tiêu. Còn nếu trên mức đó, nhà trường sẽ phải tự xoay xở toàn bộ.

Đến cuối năm 2010, trường Đại học Melbourne và Monash sẽ dùng những ảnh hưởng của mình để dành lấy một số lượng lớn sinh viên đang có nguyện vọng vào các trường La Troble, Swinburne hay Victoria University. La Troble đã dự tính sẽ thiếu hụt khoảng 600 sinh viên ngành nghệ thuật và nhân văn với khoảng 6 triệu đôla doanh thu ước tính.

Giáo sư Johnson sẽ rời La troble và tiếp quản công việc mới tại trường Đại học danh tiếng Western Australia vào cuối năm nay. Thay thế ông tại La Troble là John Dewar, hiện đang là hiệu phó trường Đại học Melbourn.

Các trường đại học có thể học hỏi kinh nghiệm từ các trường dạy nghề của bang Victoria. Từ năm 2008, nhiều trường đào tạo nghề tư nhân đã có thể cạnh tranh được với khối các trường dạy nghề quốc gia TAFEs và cuối cùng TAFEs đã mất 1/3 thị trường, thất thu khoảng 30,5 tỉ đô vào năm ngoái. Và cuối tháng 10, Victoria đã tuyên bố cắt giảm 44% ngân sách tài trợ đối với các trường cao đẳng nghề tư thục. Trước những tin đồn ngày càng gia tăng về sự sụp đổ của hệ thống TAFE thì chính phủ vẫn chưa có phản hồi hay động thái gì.

Nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ sẽ xem xét kế hoạch cấp ngân sách cho các trường vào cuối tháng này nhưng nhiều người không kỳ vọng vào điều này ít nhất là cho đến cuối năm. Viễn cảnh về sự thâm hụt tài chính ở các trường đại học công lập đã được chính phủ tính đến và sẽ được đưa vào luật tiêu dùng.

 

Du học, du học Úc, thủ tục du học, học bổng du học

Đăng ký nhận thêm thông tin du học Úc qua email tại ô bên dưới

Kênh Tuyển Sinh (The Australia)