TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Trường ngoài công lập không còn nguồn tuyển sinh

>> Trường Công lập và Ngoài công lập chen chúc nhau tồn tại

>> Tình hình trường ngoài công lập rất không ổn định

 

Những nguyên nhân kinh tế sâu xa khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: "Cuộc chiến" đã và đang diễn ra ở một số ĐH tư thục thực sự vì ai?

Cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng

Chính sách khuyến khích loại hình đào tạo tư thục đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2012:

Rõ ràng là với các ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng... các nhà đầu tư luôn mong muốn trường của họ được xếp vào loại "hoạt động không vì lợi nhuận". Nghịch lý ở chỗ để được công nhận là "hoạt động không vì lợi nhuận" các thành viên góp vốn phải chấp nhận không hưởng lợi tức, hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ (khoản 7 điều 4).

Thực tế cho thấy ĐH tư thục mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư. Có thể kiểm chứng qua báo cáo tài chính được công bố công khai của một trường với quy mô chưa đến 4000 sinh viên: Với vốn góp ban đầu  khoảng hơn ba tỷ, sau chưa đến năm năm, nhà đầu tư đã thực hưởng gần 19 tỷ (trong đó khoảng bẩy tỷ chia trực tiếp và gần 12 tỷ đưa vào vốn điều lệ). Như vậy là chỉ sau một năm nhà đầu tư đã thu hồi 100% vốn góp.

Truyền hình Việt Nam ngày 15,16/7 đưa tin Công ty mía đường Lam Sơn đầu tư một trạm phát điện sử dụng nguyên liệu bã mía, với dự kiến sau 10 năm sẽ thu hồi vốn. So sánh các thông tin đã nêu, thì sẽ hiểu sở hữu một trường ĐH tư thục quả là "mơ ước cháy bỏng" của không ít người.

Với những trường quy mô tới hàng vạn sinh viên như ĐH Hùng Vương, cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng giành quyền lãnh đạo hẳn không có gì khiến chúng ta phải ngạc nhiên.

Từ 1/1/2013 Luật GDĐH bắt đầu có hiệu lực, vậy làm thế nào để có thể hưởng lợi mà vẫn không trái luật? Điều này có lẽ không ai giỏi hơn các nhà đầu tư.

Một "chiêu đơn giản" đang được áp dụng là chuyển "cách hưởng lợi" từ việc chia lãi sang cách hưởng lợi bằng "sức lao động". Nghĩa là nhà đầu tư kiêm luôn chức năng quản lý. Bằng mọi cách, các cổ đông góp vốn dành lấy các chức vụ trong hội đồng quản trị và ban điều hành (hiệu trưởng, hiệu phó, thậm chí là trưởng phòng- ban, giám đốc trung tâm...).

Thu nhập cho các chức vụ này (đã hoặc sẽ) được hội đồng quản trị tự quyết định, mà không bị pháp luật ngăn cấm, và đương nhiên cao hơn nhiều so với lợi tức thu được từ vốn góp. Chẳng thế mà một số nơi các phòng, ban chỉ có cấp phó, còn cấp trưởng đều do lãnh đạo trường kiêm nhiệm.

Số lượng hiệu phó vì vậy có khi nhiều gấp đôi so với quy định trong điều lệ các trường ĐH.

Khoản 2 Điều 35 quyết định 58/2010 Điều lệ trường ĐH quy định:

Hiệu trưởng trường ĐH phải có các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, GD, có năng lực quản lý và đã có ít nhất năm năm tham gia giảng dạy và quản lý GD ĐH.

Khoản 3 điều 38: Phó hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 của Điều lệ này.

Những ai có một chút kiến thức về đại số logic thì chắc chắn sẽ biết biểu thức logic sau: True AND True = True  (đúng và đúng = đúng)

Biểu thức logic trên phát biểu thành lời như sau: Hai mệnh đề logic liên kết bởi toán tử And (và) cho kết quả đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh đề đó đều đúng.

Những người hiểu tiếng Việt đọc các quy định trên đều nhận thức được rằng muốn làm hiệu trưởng, hiệu phó trường ĐH phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: Ít nhất năm năm giảng dạy ĐH và ít nhất năm năm quản lý GD ĐH.

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, day them, hoc them, cu nhan truc tuyen, tuan viet nam, truong ngoai cong lap, truong tu thuc, truong dan lap

 

Năm 2011 cả nước có tới 414 trường CĐ, ĐH. Ảnh minh họa

Bộ chủ quản: Im lặng là...vàng?

Nếu có thời gian đi một vòng từ Hà nội về Hà Nam, Nam Định qua  Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh sẽ dễ dàng tìm thấy những trường ĐH 100% lãnh đạo chưa bao giờ đứng trên bục giảng.

Không thể nói họ không biết tiếng Việt, càng không thể nói họ yếu về kiến thức vì nhiều người trong số này có học vị thạc sĩ,  tiến sĩ. Vậy tại sao họ vẫn có thể ung dung ngồi ở vị trí đó khi Quyết định 58 đã có hiệu lực thi hành?

Các cơ quan giám sát, thực thi pháp luật ở địa phương cũng như trung ương vì nguyên nhân "khách quan" nào đó dường như... "chưa nhận thấy" điều này. Bằng chứng là vừa qua Bộ GD và ĐT đã thanh tra mấy chục trường, khi làm việc đoàn thanh tra chắc chắn biết rõ đội ngũ lãnh đạo của đơn vị được thanh tra.

Tuy nhiên kết luận thanh tra lại chỉ tập trung vào việc đình chỉ một số ngành đào tạo không có giảng viên trình độ tiến sĩ, mà không hề chú ý đến những người đang điều hành, đang tạo nên sự bất cập đó? Nếu mở rộng đến lãnh đạo cấp phòng (đào tạo, nghiên cứu khoa học, khảo thí...) thì sẽ còn nhiều điểu để nói nữa.

Có một thực tế là năm 2011 cả nước có tới 414 trường CĐ, ĐH, nếu chỉ dựa vào thanh tra bộ để thanh tra toàn diện từng ấy trường thì không thể. Nhưng các tỉnh đã được trao quyền quản lý trường về lãnh thổ, đã được trao quyền công nhận chủ tịch hội đồng quản trị và hiệu trưởng trường ĐH trên địa bàn chẳng lẽ lại không được trao quyền thanh tra?

Phải chăng đã hơi muộn nếu bây giờ Bộ GD và ĐT cùng chính quyền địa phương rà soát đội ngũ lãnh đạo các trường CĐ, ĐH tư thục trên cả nước? Luật đã có, chỉ còn chờ sự quan tâm của người đứng đầu và sự công tâm của những người thực hành công vụ. Mong rằng các chuyến thanh tra đến các trường không phải là những chuyến đi dã ngoại.

Nhân đây cũng cần nêu lên một ý kiến về khoản 2 Điều 20 Luật GDĐH:

Tiêu chuẩn hiệu trưởng: a)Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, GD, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở GD ĐH ít nhất năm năm.

Tiêu chuẩn hiệu trưởng được chia ra làm hai phạm trù:

Thứ nhất là "phẩm chất, đạo đức, uy tín, năng lực". Phạm trù này thật khó đánh giá khi chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà nhiều thứ có thể mua bằng tiền. Hơn nữa lấy cái gì làm công cụ để đong đo các khái niệm trừu tượng này? Cân, ống bơ hay gáo dừa?

Thứ hai là "đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở GDĐH ít nhất năm năm". Ai cũng biết để được tuyển làm giảng viên ĐH phải tốt nghiệp loại khá, giỏi. Còn để làm việc tại các phòng, ban có thể chỉ cần tốt nghiệp loại trung bình.

Tiêu chuẩn này thấp hơn tiêu chuẩn ghi tại Điều 35 Quyết định 58 của Chính phủ, bởi lẽ nó cho phép một người (ví dụ: Trưởng phòng hành chính quản trị) chưa từng đứng trên bục giảng, vẫn có thể làm hiệu trưởng trường ĐH, nó cũng mâu thuẫn với quy định của Luật GD, hiệu trưởng phải là nhà giáo.

Một thực tế đang được áp dụng trong các trường ĐH tư thục là "trẻ hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên" cơ hữu. Chiêu này xem ra có vẻ rất hợp lý trong chiến lược phát triển của trường.

Đội ngũ cán bộ trẻ có khả năng gắn bó với trường lâu dài hơn, có khả năng bồi dưỡng nâng cao trình độ hơn v.v... Thế thì làm thế nào để trường có một "đội hình đẹp" khi làm việc với thanh tra GD?

Cách làm đơn giản nhưng hiệu quả là gộp danh sách các giáo viên thỉnh giảng vào với giáo viên cơ hữu, tiếp đến là những thủ thuật quen thuộc để có được sự "thông cảm" của cơ quan chức năng. Nếu không có được sự "thông cảm" đó thì chúng ta lý giải như thế nào về thông tin sau [1]:

Trường ĐH Phú Yên và ĐH Phạm Văn Đồng đều chỉ có hai giảng viên là tiến sĩ.

Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân gửi báo cáo là có 20 tiến sĩ, 105 thạc sĩ, nhưng khi kiểm tra theo bảng lương chỉ có một tiến sĩ, sáu thạc sĩ.  Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đông Du có sáu giảng viên cử nhân ngành kế toán, nhưng đào tạo 850 sinh viên cao đẳng kế toán..."

Câu nói "thầy già, con hát trẻ" là sự đúc kết của tiền nhân, rằng trong nghề dạy học, kinh nghiệm tích lũy là vô cùng quan trọng.

Đội ngũ giáo viên trẻ sẽ đồng nghĩa với việc hệ số lương của họ chưa đến 3.0 và bảng lương của trường sẽ trở nên "rất đẹp" trong con mắt nhà đầu tư. Và điều quan trọng hơn là việc làm này không hề trái luật.

Chỉ có điều cách thức tăng thu, giảm chi đến mức tối đa như hiện nay có góp phần tạo nên một sản phẩm "hàng Việt Nam chất lượng cao" hay không thì hãy để người tiêu dùng (xã hội) lên tiếng.

Một điều nữa cũng thuộc phạm trù pháp lý cần làm sáng tỏ. Khoản 6 Điều 29 Quyết định 63 quy định: Tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường ĐH tư thục thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

Vấn đề là phần tài sản ấy được chia cho ai? Phần tài sản tăng thêm này là kết quả lao động của toàn thể cán bộ giáo viên trong trường nhưng nó sẽ chỉ được chia cho các cổ đông góp vốn. Những người lao động (hoặc đại diện của họ) dù có được bầu vào hội đồng quản trị theo luật định vẫn chỉ có... hai bàn tay trắng.

Nên chăng cần có các văn bản dưới luật quy định cụ thể về phần tài sản tăng thêm được đưa vào vốn điều lệ. Nhà đầu tư sẽ được một tỷ lệ tương ứng với vốn góp ban đầu và công sức lao động của họ, phần còn lại do người lao động đại diện. Chỉ như vậy tiếng nói của các thành phần không góp vốn trong hội đồng quản trị mới có đôi chút sức nặng!

Những nguyên nhân kinh tế sâu xa nêu trên khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: "Cuộc chiến" đã và đang diễn ra ở một số ĐH tư thục thực sự vì ai? Có phải vì đội ngũ cán bộ, giáo viên (những người nghèo) như một số bài viết đăng tải vừa qua? Câu trả lời chắc chắn là không.

Rõ ràng cán bộ, giáo viên không phải là một bên tham chiến. Họ chỉ là người làm thuê. Họ ở giữa hai làn đạn, vì vậy xin đừng dùng họ làm bình phong trợ giúp cho các mưu đồ thâu tóm nhà trường của người trong cuộc. Bất kể là bên nào thắng thì những người làm thuê cũng chỉ được hưởng mức lương theo thang bậc lương của ngành GD công lập.

Nếu tiếng nói trên các diễn đàn không có chút tác động nào đối với những cái đầu vô cảm thì chúng ta vẫn có quyền hy vọng pháp luật sẽ  lên tiếng.

 

Xem thêm: Trường ĐH ngoài công lập đuối sức

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Tuanvietnam