Sau khi có bằng trung cấp, nhiều công nhân liên thông cao đẳng, đại học. Từ đó, vị trí công việc và mức lương cũng dần cải thiện.

Vào đời với bằng trung cấp

Vì hoàn cảnh khác nhau, không ít bạn trẻ gác lại việc học, đi làm công nhân để có tiền trang trải cuộc sống. Không trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, chật vật với mức lương 3-5 triệu đồng/tháng, nhiều bạn thấy rõ vai trò học để nâng cao tay nghề, cải thiện mức thu nhập.

 



Công nhân có thể học lấy bằng thạc sĩ - Ảnh 1

 


Cũng như nhiều người, Thanh Xuân (Thanh Hóa) vào làm công nhân tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu ngay khi tốt nghiệp THCS. Không bằng cấp khiến Xuân cảm thấy tự ti và an phận với công việc tại nhà máy. Cho đến khi công ty có chính sách tạo điều kiện cho công nhân nâng cao trình độ, cánh cửa tương lai đã mở ra với Xuân.

Xuân chia sẻ: “Học hết lớp 9, tôi theo mẹ vào Nam làm công nhân. Bao nhiêu năm xứ người, muốn đi học tiếp nhưng rồi gia đình, tiền trọ, tiền gửi về quê..., tôi không thể đi học. Công ty có chính sách cho công nhân học trung cấp, lại được hỗ trợ học phí nên tôi đăng ký ngay, mong có cái bằng thì thu nhập sẽ ổn định hơn”.

Tương tự Xuân, vẫn còn rất nhiều công nhân chọn học trung cấp (1-2 năm) hoặc sơ cấp (3-6 tháng) như một cách khởi đầu lại cuộc đời.

Bận công việc giờ hành chính, nhiều người đăng ký học buổi tối tại trường Trung cấp Vạn Tường dù biết sẽ vất vả. Các lớp Kiểm toán - Kế toán, Quản trị - Quản lý, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống... luôn có nhiều công nhân theo học. Đây cũng là những ngành học phù hợp, học viên dễ tìm công việc ổn định.

Với nỗ lực nâng cao chất lượng và đem đến nhiều lựa chọn cho học viên, Trung cấp Vạn Tường đào tạo đa dạng ngành nghề như kinh tế, kỹ thuật, y dược…

ThS. Lâm Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Trung cấp Vạn Tường cho biết: “Hiểu rõ đối tượng công nhân đi học gặp nhiều khó khăn, trường đã tạo điều kiện để học viên rút ngắn thời gian học, miễn hoặc giảm học phí, giờ học linh hoạt. Chương trình học thực tế, không nặng lý thuyết để người gián đoạn việc học trong thời gian dài dễ tiếp thu bài học. Được thực hành liên tục trong 70% thời lượng, công nhân từng bước có được kỹ năng và tay nghề thành thạo”.

Dễ dàng học lên sau đại học

 



Công nhân có thể học lấy bằng thạc sĩ - Ảnh 2

 


Lấy trung cấp làm nền tảng, nhiều công nhân liên thông cao đẳng, đại học để có cơ hội theo học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu. Từ đó, vị trí công việc và mức lương cũng dần cải thiện.

Từ công nhân thành thạc sĩ quản trị kinh doanh, tấm gương vươn lên thay đổi cuộc đời của Thanh Hương (Vĩnh Long) khiến ai cũng ngưỡng mộ. Xuất phát điểm là công nhân nhà máy chế biến thủy sản, siêng năng làm việc lại nhận thêm bằng trung cấp sau 2 năm học tập, Hương được đề bạt lên vị trí nhân viên phòng kinh doanh. Vừa học vừa làm, Hương liên thông đại học, rồi học tiếp sau đại học.

Chỉ trong 6 năm, từ cô công nhân chưa có bằng cấp, Hương trở thành thạc sĩ giỏi chuyên môn, nắm bắt cơ hội trở thành trưởng bộ phận kinh doanh quốc tế lĩnh vực thủy sản. Có nhiều kinh nghiệm do trải qua nhiều vị trí từ nhà máy đến quản lý, Hương được ban giám đốc đánh giá cao.

Từ trung cấp, công nhân liên thông cao đẳng chỉ một năm, học tiếp đại học thêm 1,5 năm; nếu học liên tục từ trung cấp lên thạc sĩ chỉ mất 6 năm. Cơ chế tín chỉ linh hoạt giúp người học rút ngắn thời gian đào tạo.

Theo news.zing.vn