>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội cho biết, năm 2014, dự kiến ĐHQG Hà Nội sẽ có 32 ngành học bậc ĐH áp dụng thi bài đánh giá năng lực tuyển chọn vào các chương trình chất lượng cao, tài năng, nhiệm vụ chiến lược, tiên tiến.
Các ngành học áp dụng bài thi đánh giá năng lực ĐHQGHN 2014
Lưu ý về phương thức tuyển sinh bậc ĐH, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, trong năm 2014, ĐHQG Hà Nội vẫn áp dụng kỳ thi 3 chung.
Sau khi trúng tuyển, ĐHQG Hà Nội sẽ áp dụng đánh giá năng lực và xét hồ sơ tuyển chọn vào các chương trình tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.
Riêng đối với các ngành đạt chuẩn quốc tế có thêm bài kiểm tra ngoại ngữ. Thời gian đánh giá năng lực trong đầu tháng 9/2014, ngay sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học.
Việc đổi mới tuyển sinh sau ĐH năm 2014 tiếp tục mở rộng thí điểm cho 17 chuyên ngành tuyển thạc sỹ. Môn cơ bản sẽ được thay bằng bài thi đánh giá năng lực.
Các ngành học áp dụng bài thi đánh giá năng lực ĐHQGHN 2014
“Đề thi đánh giá năng lực nghiên cứu và thiết kế công phu, tương tự dạng thức bài thi chuẩn hoá của các nước có nền giáo dục phát triển. Nội dung có sự tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên; lĩnh vực khoa học xã hội; với trọng tâm là Toán và Ngữ văn. Dạng thức và bộ đề mẫu sẽ sớm được ĐHQG Hà Nội công bố trong thời gian gần đây” - GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay.
Bộ đề đánh giá năng lực bậc ĐH và sau ĐH sẽ có sự khác biệt rõ rệt để đánh giá đúng năng lực, khả năng tham gia các bậc học khác nhau của ứng viên.
Đề thi ĐH tập trung vào các kiến thức trong chương trình trung học phổ thông.
Đề thi sau ĐH phản ánh, đánh giá được những kiến thức và năng lực mà ứng viên tích lũy được trong quá trình học tập ở bậc ĐH; được xây dựng thành hai hệ thống đề thi riêng:
Cho các ngành/chuyên ngành thuộc khối Khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật; Cho các ngành/chuyên ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên, công nghệ.
Cụ thể, chương trình đào tạo chất lượng cao gồm 18 ngành. Trường ĐH Công nghệ có 1 ngành là Công nghệ Thông tin. Trường ĐH Khoa học tự nhiên có 4 ngành gồm: Địa lý học, Khí tượng học, Thủy văn, Hải dương học, Khoa học Môi trường. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có 5 ngành: Triết học, Khoa học quản lý, Văn học, Lịch sử, Tâm lý học. Trường ĐH Ngoại ngữ - 5 ngành: Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật. Trường ĐH Kinh tế (2 ngành): Kinh tế quốc tế, Tài chính Ngân hàng. Khoa Luật (1 ngành): Luật học . Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế gồm 7 ngành. Trong đó, Trường ĐH công nghệ (2 ngành): Khọc máy tính, Công nghệ Điện tử - Viễn thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (3 ngành): Vật lý, Địa chất học, Sinh học. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (1 ngành): Ngôn ngữ học; Trường ĐH Kinh tế (1 ngành): Quản trị kinh doanh. Chương trình đào tạo tiên tiến tại trường ĐH Khoa học tự nhiên gồm 3 ngành: Hóa học, Khoa học Môi trường, Công nghệ hạt nhân. Chương trình đào tạo tài năng gồm 4 ngành: Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQG Hà Nội cũng dự kiến 17 chuyên ngành thạc sĩ áp dụng thí điểm đổi mới tuyển sinh năm 2014. Theo đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên gồm các ngành: Khoa học môi trường, Kĩ thuật môi trường. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ngành Công tác xã hội; Trường ĐH Ngoại ngữ - ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Pháp. Trường ĐH Công nghệ - ngành Kĩ thuật điện tử, Quản lý hệ thống thông tin, Vật liệu và linh kiện nano, Công nghệ nano sinh học. Trường ĐH Kinh tế: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế. Trường ĐH Giáo dục: Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Khoa Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh, Quản trị an ninh phi truyền thống. Khoa Luật: Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật Kinh tế. Khoa Sau đại học: Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững. |
Theo tác giả Hải Bình, Giáo dục thời đại