Chương trình thạc sĩ Khu vực học của Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN - Ảnh 1

Giới thiệu

Chương trình thạc sĩ Khu vực học của Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN có mục tiêu:

Cung cấp các kiến thức nâng cao về Khu vực học (Nhật Bản học/Việt Nam học) cho học viên dựa trên nền tảng hệ thống lý thuyết hiện đại, hệ thống phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành đang được vận dụng trong giới khoa học quốc tế, đặc biệt là tại các trường đại học, Viện nghiên cứu hàng đầu ở Nhật Bản và Việt Nam;

Cung cấp những kiến thức tổng hợp, cập nhật và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Nhật Bản và Việt Nam (bao gồm các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên, trong đó chủ yếu là địa lý, tài nguyên môi trường, phát triển bền vững);

Học viên có khả năng khảo sát, nghiên cứu và lý giải những vấn đề hay hiện tượng đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của Nhật Bản, Việt Nam và các khu vực khác theo cách tiếp cận liên ngành;

  • Thời gian: 24 tháng
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và Tiếng Anh
  • Địa điểm: Cơ sở Mỹ Đình, Tòa nhà Việt Úc, đường Lưu Hữu Phước, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng đảm nhiệm các công việc đòi hỏi khả năng nghiên cứu tổng hợp, liên ngành tại các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và các viện nghiên cứu, công ty thương mại dịch vụ, trong đó có các công ty của Nhật Bản. Học viên tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học bậc tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và thế giới.

Các lợi thế của chương trình

  • Chương trình chất lượng cao, theo chương trình của Đại học Tokyo, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
  • Môi trường quốc tế; tối đa 50% giảng viên Nhật Bản, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại; được tham gia đề tài, dự án với các giáo sư uy tín;
  • Hỗ trợ phần lớn học phí; học bổng toàn phần dành cho các học viên ưu tú;
  • Đài thọ toàn phần cho 50% học viên đi thực tập đến 3 tháng tại Nhật Bản;
  • Được trang bị kiến thức kỹ năng hiện đại trong bối cảnh đa văn hoá, đặc biệt là văn hoá Nhật Bản;
  • Lợi thế tuyển dụng tại các doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu của Nhật Bản, Việt Nam và quốc tế khi tốt nghiệp;
  • Học viên tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và thế giới.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được thiết kế với 64 tín chỉ, bao gồm các học phần cốt lõi của chuyên ngành và các học phần tự chọn định hướng theo các lĩnh vực chuyên sâu về khu vực học.

Học phần

Số tín chỉ

Khối kiến thức chung

 

Triết học

4

Tiếng Nhật

6

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

Các học phần bắt buộc

19

Cơ sở khoa học bền vững

3

Phương pháp luận và hệ thống thông tin cho khoa học bền vững

3

Tiếng Anh học thuật

4

Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu khu vực học

3

Các học phần tự chọn

20/40

Các học phần cơ sở chung (tự chọn)

4/8

Việt Nam và Nhật Bản trên thế giới I

2

Việt Nam và Nhật Bản trên thế giới II

2

Việt Nam trong Châu Á

2

Nhật Bản trong Châu Á

2

Các học phần định hướng Việt Nam học (tự chọn)

16/32

Nhóm các học phần theo cách tiếp cận lịch đại

6/8

Ngôn ngữ và văn học Việt Nam

2

Văn hóa và tôn giáo Việt Nam

2

Lịch sử và Địa lý Việt Nam

2

Việt Nam truyền thống và hiện đại

2

Nhóm các học phần theo cách tiếp cận đương đại

6/8

Chính trị và ngoại giao Việt Nam hiện đại

2

Kinh tế và quản trị thương mại Việt Nam hiện đại

2

Pháp luật và hành chính Việt Nam hiện đại

2

Xã hội và văn hóa Việt Nam hiện đại

2

Nhóm Chuyên đề

2/10

Chuyên đề về Việt Nam học I

2

Chuyên đề về Việt Nam học II

2

Chuyên đề về Việt Nam học III

2

Chuyên đề về Việt Nam học IV

2

Chuyên đề về Việt Nam học V

2

Nhóm các học phần hình thức Seminar tổng hợp

2/6

Seminar về Việt Nam truyền thống

2

Seminar về Việt Nam cận đại

2

Seminar về Việt Nam hiện đại

2

Các học phần định hướng Nhật Bản học (tự chọn)

16/32

Nhóm các học phần theo cách tiếp cận lịch đại 

6/8

Ngôn ngữ và văn học Nhật Bản

2

Tư tưởng và tôn giáo Nhật Bản

2

Lịch sử và Địa lý Nhật Bản

2

Nhật Bản truyền thống và hiện đại

2

Nhóm các học phần theo cách tiếp cận đương đại

6/8

Chính trị và ngoại giao Nhật Bản hiện đại

2

Kinh tế và quản trị thương mại Nhật Bản hiện đại

2

Pháp luật và hành chính Nhật Bản hiện đại

2

Xã hội và văn hóa Nhật Bản hiện đại

2

Nhóm Chuyên đề

2/10

Chuyên đề về Nhật Bản học I

2

Chuyên đề về Nhật Bản học II

2

Chuyên đề về Nhật Bản học III

2

Chuyên đề về Nhật Bản học IV

2

Chuyên đề về Nhật Bản học V

2

Nhóm học phần hình thức Seminar tổng hợp

2/6

Seminar về Nhật Bản truyền

2

Seminar về Nhật Bản cận đại

2

Seminar về Nhật Bản hiện đại

2

Thực tập Khu vực học

6

Luận văn

15

Xem chi tiết tại đây

Theo Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN