TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Giáo viên Việt bức xúc về việc tuyển GV Philippine dạy tiếng anh

>> Các trường liên kết tiếng anh bên ngoài ở Hà Nội có thể bị bỏ

>> Khi trường công có giáo viên Tây

Địa phương chịu trách nhiệm với đề án phổ cập tiếng anh

"Lộ trình đến 2020, tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc bậc tiểu học. Trong lúc giao thời hiện nay, nhiều nơi chưa đủ điều kiện đáp ứng nên Bộ GD-ĐT rất mở cho dạy tiếng Anh như môn học tự chọn, tự nguyện. Để xảy ra sai sót là trách nhiệm của địa phương” – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Lê Tiến Thành nêu quan điểm.

Vụ trưởng Lê Tiến Thành: Việc dạy tiếng Anh theo quan điểm của Bộ là thực hiện đúng theo quyết định 1400 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020") đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc ở bậc tiểu học với 4 tiết dạy/tuần. Giáo viên phải đạt chuẩn B2, lớp học không quá đông (dưới 35 HS/lớp) và trường học 2 buổi/ngày.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tieng anh, hoc tieng anh, hoc tieng anh online, hoc tieng anh hieu qua, cach hoc tieng anh, ngu phap tieng anh, anh ngu, phuong phap hoc tieng anh,   giao vien tieng anh, giao vien ban ngu, tai lieu hoc tieng anh, tai lieu tieng anh, luyen thi tieng anh, luyen thi ngoai ngu

 

Lộ trình của Chính phủ cho phép đến 2020 mới dạy tiếng Anh 100% ở tất cả các trường tiểu học. Trong lúc giao thời hiện nay, Bộ cũng rất mở về vấn đề này.

Nhiều nơi đã dạy các chương trình như Oxford, Let’s go,…Nơi nào sử dụng những tài liệu đó có hiệu quả và tương thích với chương trình của Bộ - vẫn được phép họ tiếp tục dạy. Những nơi chưa đủ điều kiện về giáo viên, số học sinh…Bộ cho phép họ dạy chương trình tiếng Anh tự chọn, không bắt buộc với 2 tiết/tuần song song với chương trình của Bộ.

Với TP lớn như Hà Nội, TP.HCM quan điểm của Bộ đây là các địa phương phát triển, tiếng Anh phải đi nhanh về sớm. Không thể bắt họ đi bằng Cao Bằng, Bắc Kạn được.

- Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá và đã có kết luận những chương trình tiếng Anh tự chọn nào phù hợp với chương trình của Bộ chưa, thưa ông?

Các địa phương thực hiện phải thẩm định những tài liệu đó và chịu trách nhiệm về kết quả dạy, học với phụ huynh học sinh. Bộ chỉ quản lí chặt trong chương trình của Bộ. Phần phát triển giao cho địa phương tự chủ. Nếu thấy có nhu cầu và khả năng đáp ứng, thực hiện thì làm và chịu trách nhiệm. Như TP.HCM hiện cho phép dạy từ 8 đến 10 tiết tiếng Anh/tuần phải báo cáo với thành phố.

Bộ không cấm hay ép họ phải làm. Họ chịu trách nhiệm về chương trình, hiệu quả việc học tập, thu chi.

- Việc mỗi nơi sử dụng các chương trình khác nhau, giáo viên khác nhau (nơi chỉ có người Việt, nơi thêm người nước ngoài) dẫn tới mức học phí khác nhau. Vậy có cần thiết quy định mức trần học phí cho các chương trình này không, thưa ông?

Không nên quy định mức trần học phí. Vấn đề là họ được hưởng một chương trình có chất lượng: người dạy và sức hấp dẫn cũng như hiệu quả với người học. Đảm bảo nhất chính là sự đồng thuận giữa phụ huynh học sinh và nhà trường hoặc nơi cung cấp chương trình.

Đưa ra một mức sàn học phí là vô lí. Ví dụ nơi nào làm kém hơn nhưng vẫn thu mức sàn thì sao? Không được. Người tiêu thụ sản phẩm quyết định việc đó.

- Theo ông, trẻ ở độ tuổi lớp 1 và lớp 2 đã cần thiết học các chương trình tiếng Anh hay chưa?

Tự chương trình của Bộ đã nói lên điều đó: kể cả tự chọn và bắt buộc đều bắt đầu từ lớp 3. Đấy là cơ sở khoa học và cơ sơ pháp lý.

Nhưng trẻ lớp 1, lớp 2 có học được không? Học được nhưng dưới dạng tự giác, chơi. Trẻ 3 tuổi đã học tiếng Việt (học nói) chứ đâu đợi đến 6 tuổi. Do vậy, trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ lớp 1, lớp 2 Bộ cũng không cấm. Chúng tôi chỉ nhắc lại rằng mọi thứ đều phải làm xuất phát từ nhu cầu và khả năng của trẻ, đừng vì mong muốn của người lớn mà ép trẻ học.

Về phía Bộ GD-ĐT, chúng tôi tập trung vào đào tạo giáo viên cho các địa phương với 20 cơ sở, 8 cơ sở kiểm định và chỉ tiêu giáo viên được đến học/khóa. Việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền chúng ta chưa khuyến khích. Trước mắt cần có giáo viên giỏi.

 

Xem thêm: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013 môn Ngoại Ngữ

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Vietnamnet