>> Tuyển sinh > Đáp án đề thi tốt nghiệp 2014 > Điểm thi tốt nghiệp 2014

Kỳ thi năm nay sẽ là tiền đề cho việc đổi mới mạnh mẽ về hướng ra đề thi (kết hợp liên môn, tăng câu hỏi mở, vận dụng hiểu biết đời sống), vậy ở khâu giám sát, hậu kiểm cần tăng cường các quy định thế nào để đảm bảo mục đích đổi mới được thực hiện nghiêm túc, có tác dụng thật sự trở lại quá trình dạy học? Bộ có tính tới khả năng năm nay sẽ gia tăng số lượng bài thi xin phúc khảo do lo ngại việc chấm câu hỏi mở không?

Dù mở thì vẫn có chuẩn, vì vậy năm nay số lượng bài xin phúc khảo nếu có tăng cũng không nhiều. Các hội đồng phúc khảo sẽ đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh có nhu cầu theo đúng quy định của quy chế thi.

Chấm thi tốt nghiệp 2014: Không thể đếm ý cho điểm
Thí sinh làm thủ tục trước giờ mở đề thi môn địa lý tại hội đồng thi Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM chiều 3-6 - Ảnh: N.Hùng
Chấm thi tốt nghiệp 2014: Không thể đếm ý cho điểm
PGS.TS Mai Văn Trinh - Ảnh: Nguyễn Khánh

Vì sao có sự thay đổi cách làm này?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: Xây dựng hướng dẫn chấm là một khâu của công tác ra đề thi, đó là nhiệm vụ của ban đề thi. Cùng với việc soạn thảo đề thi, ban đề thi đã chuẩn bị kỹ hướng dẫn chấm cho tất cả các môn thi. Năm nay đề thi các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý tiếp tục được ra theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội, phát huy năng lực của học sinh. Các em được trình bày quan điểm, ý kiến, được thể hiện tư tưởng, cảm xúc của cá nhân, nếu không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật thì đều được đánh giá, cho điểm. Nghĩa là khuyến khích và chấp nhận các đáp án khác nhau. Việc hướng dẫn chấm thi vì vậy trở nên khó khăn hơn.

Để có hướng dẫn chấm tốt nhất, bộ thấy cần có thêm ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT góp ý cho ban đề thi. Đồng thời, đây là việc làm cần thiết, giúp công tác chấm thi được thuận lợi, từ đó nâng cao chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Mục tiêu của việc đổi mới nội dung đề thi là kiểm tra năng lực, kỹ năng vận dụng kiến thức, khuyến khích sáng tạo của thí sinh. Hướng dẫn chấm các môn xã hội cũng cho phép giám khảo chấm điểm những bài làm có cách trình bày khác có sự thuyết phục, không trái với nguyên tắc chung. Nhưng làm thế nào để đảm bảo giám khảo, các hội đồng chấm thi thực hiện đúng tinh thần này khi tâm lý tuân thủ cứng nhắc “hướng dẫn chấm” nhiều khi vẫn còn?

Khi sử dụng câu hỏi “mở” thì yêu cầu đáp án cũng phải là đáp án “mở”. Cụ thể không phải là “đếm ý lấy điểm” như trước đây, mà chú trọng vào việc thí sinh bộc lộ được tư tưởng, truyền tải được thông điệp với văn phong đảm bảo logic và thẩm mỹ, thể hiện được tư duy sáng tạo, phù hợp với thuần phong mỹ tục và pháp luật VN. Như vậy, học sinh có thể có những cách trả lời khác nhau nhưng đúng đều có thể đạt điểm. Nếu các em đều có thông điệp và tư tưởng đúng, câu trả lời được trình bày với nội dung đầy đủ, lý lẽ sắc bén, chặt chẽ, văn phong trong sáng thì sẽ được điểm cao hơn. Giáo viên đã và đang từng bước được bồi dưỡng và trải nghiệm thực tế với việc ra đề và chấm thi như vậy. Đó cũng chính là quá trình ngày càng giao quyền chủ động, phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong dạy học

Việc chấm thi câu hỏi mở đòi hỏi giám thị phải linh hoạt, nhưng linh hoạt đến mức nào? Khi quan điểm giữa các giám khảo chấm quá lệch nhau đối với câu hỏi mở thì cần làm thế nào để thống nhất?

Phải linh hoạt thì mới có sáng tạo, năng lực này cần có quá trình bồi dưỡng, rèn luyện. Như trên đã nói, giáo viên chúng ta đã và sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực này. (điểm thi tốt nghiệp 2014) Ra đề và chấm thi theo hướng mở, vì vậy cũng là một quá trình ngày càng tốt hơn. Bộ đã chỉ đạo những năm đầu chỉ đòi hỏi ở mức độ thấp, sẽ nâng cao dần trong những năm sau, đảm bảo phù hợp với sự tiến bộ của quá trình dạy học và năng lực của giáo viên và học sinh. Mặt khác, trong hướng dẫn chấm cần đặt ra các yêu cầu tối thiểu, đó là chuẩn chung, thống nhất áp dụng cho các bài thi đạt điểm, phần “mở” linh hoạt chỉ có thể có được trên “nền” chung đó.

Đề thi môn văn có một câu 7 điểm nhưng hướng dẫn chấm không quy định điểm cho các phần nhỏ trong câu này. Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ khó chấm và độ chính xác, công bằng giữa các bài thi sẽ không đảm bảo nếu trình độ giám khảo không đồng đều, không thống nhất được trong hội đồng chấm thi. Xin ông cho ý kiến về việc này?

Đề mở không yêu cầu và không thể yêu cầu các bài văn được viết theo một dàn ý giống nhau. Đây chính là hướng dạy văn học tiếp cận cuộc sống. Do đó, khi chấm không thể “đếm ý cho điểm”. Không quy điểm cho từng phần nhỏ được nhưng hướng dẫn chấm đã đặt ra các mức độ yêu cầu tương ứng với các mức điểm khác nhau. Không thể hiểu về tính chính xác trong văn học giống như trong toán học hay trong khoa học tự nhiên. Mặc dù có chuẩn chung, nghệ thuật trong văn chương phải chấp nhận cái riêng của người viết và cả cái riêng của người cảm thụ.

Theo báo Tuổi trẻ, link bài gốc: http://tuoitre.vn/Giao-duc/611592/khong-the-dem-y-cho-diem.html