Nhiều bạn thường có suy nghĩ tiêu cực trượt tốt nghiệp là chấm dứt tương lai. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng vẫn còn nhiều hướng đi khác để những thí sinh rớt tốt nghiệp THPT lựa chọn.
> Những trường hợp khiến thí sinh bị trượt tốt nghiệp THPT 2020
> Top 10 trường trung cấp dạy nghề cho thí sinh rớt tốt nghiệp THPT
Trượt tốt nghiệp chưa phải là dấu chấm hết
1. Thí sinh trượt tốt nghiệp khi nào?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ không đỗ tốt nghiệp cấp 3 khi:
- Bị điểm liệt: Nếu đạt 1,0 điểm hoặc dưới 1,0 điểm, điểm sẽ bị coi là "điểm liệt".
- Không dự thi đủ số bài thi
- Điểm xét tốt nghiệp dưới 5: Dù thí sinh không bị điểm liệt, không bị kỷ luật hủy bài thi nhưng không có điểm xét tốt nghiệp trên 5,0 thì cũng không đỗ tốt nghiệp.
2. Học và thi lại
Rớt tốt nghiệp không có nghĩa là bạn không được học rồi thi lại. Nếu vẫn muốn lấy được bằng tốt nghiệp cấp 3, bạn có thể học ôn để thi lại vào năm sau với tư cách thí sinh tự do.
Chú ý rằng bạn được quyền bảo lưu điểm thi. Thí sinh được bảo lưu điểm thi các môn 2020 để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021 nếu bài thi, môn thi đạt từ 5 điểm (theo thang điểm 10) trở lên. Để việc học không quá nặng nề vào năm tới, bạn có thể tiến hành bảo lưu điểm thi các môn đủ điều kiện bảo lưu.
3. Học nghề
Nhiều bạn thường không thích học nghề, cho rằng việc này không có tương lai và thua kém với các bạn học Đại học. Nhưng đây lại là cách tốt giúp những bạn trượt tốt nghiệp tìm một ngành nghề để lo cho cuộc sống và tương lai.
Theo quy định thì dạy nghề hiện tại có 3 cấp độ đào tào là: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Tùy từng cấp độ mà thời gian đào tạo khác nhau: Sơ cấp nghề khoảng từ 3 – 6 tháng, Trung cấp nghề là từ 1 – 2 năm và Cao đẳng nghề là từ 2 – 3 năm. Các trường dạy nghề sẽ do Bộ Lao động, thương binh và xã hội quản lý.
Để học nghề bạn chỉ cần tốt nghiệp THCS là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Khi học nghề, bạn nên chú ý chọn các ngành nghề phù hợp với bản thân và cơ hội nghề nghiệp sau này. Sau khi học nghề xong, bạn cũng có thể học liên thông lên nếu muốn.
Hiện tại cũng có rất nhiều trung tâm, trường dạy nghề khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi chọn:
- Tìm kiếm thông tin qua các website chính thức: Những trung tâm, trường dạy uy tín sẽ có những website chính thức rõ ràng, nêu rõ địa chỉ, ngành đào tạo...
- Đến trực tiếp: Sau khi đã tìm hiểu trên website thì hãy đến trực tiếp cơ sở đào tạo để kiểm chứng những văn bằng, chứng chỉ xem có thật sự đúng với những gì mà nơi đó công bố hay không.
Xem thêm: Rớt đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Kênh Tuyển Sinh tổng hợp