Tin liên quan:
>> Những trường công bố xét tuyển đầu tiên
>> Cách tính điểm ưu tiên, xét điểm nguyện vọng 2
Đại học tung học bổng 'khủng' hút thí sinh
- Những biến động về điểm thi ĐH, CĐ bước đầu cho thấy, nhiều trường ĐH đã lên phương án "tung chiêu" để hút thí sinh. Trái với dự đoán ban đầu, nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận định, điểm sàn năm nay có nhiều khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái.
Điểm chuẩn, điểm sàn có nhiều thay đổi
Báo Thanh niên phân tích dấu hiệu đầu tiên cho khả năng này là nhiều trường dự kiến điểm chuẩn thấp hơn năm ngoái, trong đó có cả những trường có tên tuổi.
Ở các trường top sau, Trường ĐHDL Thăng Long những năm trước có điểm chuẩn luôn cao hơn các trường dân lập khác nhưng năm nay, chỉ có 400 thí sinh dự thi có điểm bằng điểm sàn trở lên, sẽ có khoảng 1500 chỉ tiêu cho các nguyện vọng bổ sung. Tương tự, trường ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai cũng chỉ tuyển được khoảng ½ chỉ tiêu nếu điểm sàn bằng năm ngoái.
Ông Nguyễn Hữu Dư, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) lý giải cho hiện tượng nói trên là đề thi môn Toán năm nay không dễ như dư luận đồn thổi mà là một đề khó. Hiệu trưởng Trường ĐH Thương Mại Đinh Văn Sơn cho hay, điểm thi hai môn Lý và Hóa thấp hơn hẳn so với năm trước.
Một nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ GD-ĐT cũng nhận xét rằng: Đề thi năm nay khó hoặc rất khó đã khiến phổ điểm chung toàn quốc không hề cao như chủ ý của bộ GD-ĐT. Nguồn tin này dự báo: điểm sàn, rất có thể, thấp hơn năm trước vì điểm bài thi không cao và điểm sàn phải được quyết định để đủ nguồn tuyển.
Đề xuất lối thoát cho điểm sàn, ông Nguyễn Hữu Dư cho rằng, điểm sàn cao, thấp hằng năm là chuyện bình thường do chất lượng thí sinh và độ khó bài thi mỗi năm khác nhau. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương Mại đề xuất: Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu để cho ra một điểm sàn chuẩn ổn định cho tất cả các năm và điểm sàn phải là 15 điểm. Việc ra đề sao cho số thí sinh đạt được 15 điểm đủ vào học các trường là trách nhiệm của người ra đề.
Thí sinh có nhiều cơ hội với trường có tiếng
Thông tin trên Tiền Phong cho hay, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dành 20% để xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng sẽ dành 15-20% xét tuyển cho khoảng 10/21 ngành. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho biết sẽ dành 1.300 chỉ tiêu xét tuyển bậc ĐH với mức điểm xét bằng điểm chuẩn NV1…
Báo Tuổi trẻ cho biết: các trường khối kinh tế vẫn chọn thí sinh điểm cao. Những em có kết quả thi cao nhưng chưa đủ để vào các trường ĐH như Ngoại thương, Ngân hàng, Tài chính kế toán thì ĐH Thương mại là lựa chọn ưu tiên kế tiếp.
Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến tiếp tục xét tuyển NV2 ở hai ngành bất động sản và hệ thống thông tin quản lý với 50-60 chỉ tiêu/ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển NV2 của trường: 15-16 điểm trở lên. DDH công gnhieepj thực phẩm TP.HCM sẽ dành đến 1300 chỉ tiêu cho các ngành bậc ĐH.
Các trường thành viên ĐHQG TP.HCM dự kiến cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung vào những ngành có điểm chuẩn NV1 thấp. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến dành khoảng 200 chỉ tiêu NV2 bậc ĐH ở các ngành khoa học vật liệu, vật lý, hải dương học… và 700 chỉ tiêu bậc CĐ ngành công nghệ thông tin. Trường ĐH Công nghệ thông tin dự kiến xét tuyển 200 chỉ tiêu cho tất cả các ngành…
Báo SGGP cho biết, điểm chuẩn ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, HV ngân hàng TP.HCM, ĐH công nghiệp dự kiến sẽ giảm so với năm ngoái.
Tung học bổng khủng để hút thí sinh
Trong bối cảnh mặt bằng chung điểm thi thấp hơn năm ngoái, các trường top dưới đang lao đao vì số lượng thí sinh đạt điểm thi bằng điểm sàn năm trước quá ít. Rất nhiều trường sẽ phải dành đến hơn 90% xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì số thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên quá ít như ĐH xây dựng miền Trung chỉ có 24 thí sinh, ĐH Quảng Nam chỉ có 13 thí sinh, ĐH Thủy Lợi, cơ sở TP.HCM có 69 thí sinh…
Vì vậy, nhiều trường đưa ra học bổng khủng để hút thí sinh. Tuy nhiên, thực chất những học bổng này có khuyến khích người học thực sự hay không lại là chuyện khác. Báo SGGP có bài phản ánh và phân tích cho thấy: số tiền có thể lên tới 600-700 triệu đồng/ học bổng nhưng các điều kiện kèm theo không hề dễ xơi, thậm chí có thể nói là không tưởng.
Chẳng hạn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dành học bổng tài năng vượt khó cho sinh viên có điểm đầu vào từ 22 điểm và thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ 100% học phí và 10 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, ngay cả thủ khoa của trường cũng không đạt được vì chỉ có mức điểm 20,5.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM lại treo thưởng theo quy trình ngược. Để đạt được học bổng toàn phần trị giá khoảng 360 triệu đồng của trường đưa ra, thí sinh vừa phải có điểm thi ĐH từ 21 điểm trở lên và mỗi năm học đạt điểm trung bình các môn học từ 7,0 điểm trở lên. Với cách treo thưởng này, thí sinh dù đạt 21 điểm cũng phải đợi hết năm học đầu tiên đạt 7,0 điểm thì mới nhận được học bổng.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn bằng các suất học bổng gần 500 triệu đồng. Nhưng các điều kiện do trường đưa ra cho thí sinh lại còn “sốc” hơn: phải đạt điểm thi 26 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và có kết quả học tập 3 năm liền từ lớp 10, 11 và 12 đạt từ 9,5 trở lên, đồng thời có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Hoa Kỳ không quá 2 năm. Thực tế cho thấy, năm nay ngay cả thủ khoa nhiều trường ĐH tốp giữa cũng chưa đạt đến mức điểm 26 và lại cực kỳ bất hợp lý khi yêu cầu 3 năm ở THPT phải có điểm trung bình 9,5 điểm trở lên.
Nhiều trường công lập cũng tham gia vào cuộc đua học bổng nhưng ở mức hợp lý hơn: Phòng Đào tạo quốc tế Trường ĐH Bách khoa TPHCM (ĐHQG TP.HCM) đưa ra nhiều mức học bổng khá hấp dẫn cho các chương trình liên kết quốc tế như tài trợ 33.600.000 đồng/học kỳ cho thí sinh có điểm thi đầu vào cao nhất, nhì khóa của trường; tặng 50% học phí (khoảng 16,8 triệu đồng/học kỳ) cho thí sinh có điểm thi ĐH năm 2012 đạt từ 27 thuộc Trường ĐH Bách khoa và 28 điểm trở lên thuộc các trường khác…
Tin đang được quan tâm:
ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012
ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012
TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: Vietnamnet)