Để chống gian lận thi cử, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp liên quan đến công nghệ, sử dụng thuật toán AI, nhận dạng vân tay,...

Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục

Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục

Người máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên của VN vừa ra mắt, có thể trả lời được kiến thức của hầu hết lĩnh vực, có cá tính, khả năng sáng tạo và trí tuệ...

Trong kỳ thi Gaokao 2020, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc giám sát thí sinh. Được biết, đây là lần đầu tiên công nghệ AI được áp dụng trong việc chống gian lận thi cử tại tỉnh này. Theo Global Times, AI sẽ phân tích hành vi và nét mặt của thí sinh và tìm ra những người có biểu hiện đáng ngờ. Qua đó, giám thị sẽ nhanh chóng khoanh vùng và thực hiện kiểm tra các đối tượng khả nghi. "Hệ thống có thể nhận ra hành vi gian lận điển hình và nâng cao hiệu quả của việc giám sát”, bà Lưu, kỹ thuật viên phụ trách công tác dữ liệu tại Sở Giáo dục tỉnh Liêu Ninh, nói với China News Service.

chống gian lận thi cử bằng trí tuệ nhân tạo AI

Ảnh: Global Times

Tháng 4 vừa qua, do ảnh hưởng của Covid-19, Đại học Quản lý Singapore (SMU) và Học viện Công nghệ Singapore (SIT) tổ chức thi online. Theo The Straits Times, để tránh tình trạng gian lận, trường áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý sinh viên. Cụ thể, quá trình làm bài được ghi lại bằng webcam. Thuật toán AI sẽ quan sát từng chuyển động mắt để ngăn chặn sinh viên gian lận. Trước khi thi, trình duyệt web trên máy tính sẽ bị khóa, do đó sinh viên sẽ không thể truy cập Internet hoặc chụp màn hình máy tính. Ngoài ra, thí sinh cần gửi trước một đoạn video quay lại vị trí thi để đảm bảo không có tình trạng bất thường xảy ra trong quá trình làm bài.

chống gian lận thi cử bằng trí tuệ nhân tạo AI

Ảnh: The Straits Times

Vào mùa tuyển sinh ở Sudan hồi tháng 9, Chính phủ quốc gia này đã ra lệnh cho các nhà mạng di động tắt dữ liệu trong ba giờ làm bài thi. Theo TV6 News, các loại hình Internet trên toàn quốc sẽ bị ngắt từ ngày 16/9 đến hết 24/9. Cách làm này sẽ khiến việc truy cập mạng trên thiết bị di động bị gián đoạn, các ngân hàng, công ty và tổ chức chính phủ vẫn có thể kết nối bình thường. Được biết, Chính phủ Sudan từng sử dụng kỹ thuật này để chống lại các cuộc biểu tình trong nước, nhằm giảm hạn chế việc tuyên truyền thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

chống gian lận thi cử

Ảnh: Quartz

Chính phủ Algeria cũng có biện pháp chống gian lận tương tự. Theo The Independent, vào năm 2018, quốc gia này đã cắt toàn bộ mạng và sóng di động trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Bộ trưởng Giáo dục Nouria Benghabrit cho biết việc cắt mạng được tiến hành từ ngày 20-25/6. Ngoài ra, các thiết bị gây nhiễu sóng điện thoại di động, máy dò kim loại và camera giám sát cũng đã được lắp đặt tại 2.000 điểm thi trên cả nước.

chống gian lận thi cử

Ảnh: The Independent

Năm 2018, Nội Mông (Trung Quốc) sử dụng hệ thống nhận dạng vân tay thay cho phương pháp truyền thống để xác minh danh tính thí sinh. NDTV thông tin, công nghệ nhân dạng dựa trên hình ảnh tĩnh mạch dưới bề mặt da sẽ ngăn được các "thủ đoạn" gian lận tinh vi của nhiều thí sinh. Thậm chí, anh em sinh đôi của thí sinh cũng không thể "trót lọt".

chống gian lận thi cử

Ảnh: NDTV

Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cảnh sát sẽ kiểm tra các khu vực xung quanh điểm thi, rà soát thông tin những người thuê trọ ngắn hạn để tránh tình trạng làm rò rỉ đề thi. Ngoài ra, tỉnh này sử dụng máy dò kim loại nhằm phát hiện thí sinh sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử không dây. Một số điểm thi sử dụng drone để gây nhiễu sóng điện thoại hoặc các tín hiệu xung quanh điểm thi.

Các nước trên thế giới sử dụng AI để chống gian lận thi cử - Ảnh 6

Ảnh: Time Magazine

> TPHCM tổ chức sân chơi lập trình cho học sinh lớp 3 đến lớp 6

> Mức đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam rất thấp

Theo Zing News